Nên đọc
Dùng Kẽm quá sớm ở trẻ có nên không?
KẼM- VÀI TRÒ CỦA KẼM VÀ DẤU HIỆU THIẾU KẼM.
Nhiều bé đến phòng khám vơi câu hỏi
– Con em bong da tay
– Con em sước đầu móng tay, móng chân
– Con em chậm lớn, hay ốm vặt hoặc rối loạn tiêu hoá
…
Nhiều bé bây giờ thiếu kẽm quá. Mà có thể do thói quen mẹ khi mang thai không bổ sung thêm. Nhiều bé đến khám dinh dưỡng trong tình trạng : Bong da tay chân và hay ốm vặt.
Nhiều mẹ hỏi mình là khi nào thì bé thiếu kẽm nhé.
Theo số liệu của Viện dinh dưỡng Quốc gia, có tới 70% trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi bị thiếu kẽm, là một trong những nguyên nhân quan trọng gây biếng ăn, thấp còi, duy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ , tỷ lệ thiếu kẽm cao ở phụ nữ có thai (80,3%), phụ nữ độ tuổi sinh đẻ (63,6%) và trẻ em dưới 5 tuổi (69,4%). NHƯ VẬY CÓ NGĨA LÀ CỨ 10 TRẺ CÓ 7 TRẺ THIẾU KẼM.
Nguyên nhân trẻ em Việt Nam thiếu kẽm là do bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam còn thiếu các thực phẩm giàu kẽm. tính cả về địa lý lẫn vùng miền. Nhất là thời hiện tại do tỷ lệ dị ứng với thức ăn có chứa kẽm xảy ra rất nhiều cả với mẹ cho con bú lẫn bé. Sự xuất hiện của nhiều mẹ thiếu sữa, mất sữa và bé ăn sữa ngoài , sự lạm dụng kháng sinh quá nhiều ở bé . Riêng trẻ nhỏ lại hay biếng ăn, khẩu phần ăn của trẻ chưa phong phú, ngoài ra cách chế biến thức ăn không hợp lý cũng làm mất đi nhiều kẽm trong thực phẩm. Bên cạnh đó không thể kể đến nhu cầu kẽm của trẻ nhỏ rất cao do trẻ đang trong thời kỳ phát triển mạnh, do đó nguy cơ trẻ bị thiếu kẽm là rõ ràng.và ngày càng tăng
VAI TRÒ CỦA KẼM
Kẽm tham gia vào rất nhiều thành phần các enzym trong cơ thể,.giúp tăng tổng hợp protein , phân chia tế bào , thúc đẩy sự tăng trưởng cả về chiều cao lẫm cân nặng tăng cảm giác ngon miệng nên rất quan trọng đối với trẻ em. Kẽm kích thích hoạt động của khoảng 300 enzym, là những chất xúc tác phản ứng sinh hóa trong cơ thể.Kẽm có vai trò rất lớn với sự phát triễn não bộ ở trẻ em ( kẽm có nhiều trong não ) Kẽm giúp phát triển và duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch, cần thiết cho việc bảo vệ cơ thể trước bệnh tật, làm vết thương mau lành, giúp bảo vệ vị giác và khứu giác và cần thiết cho sự tổng hợp ADN.
DẤU HIỆU BÉ THIẾU KẼM.
Thiếu kẽm, sự chuyển hóa của các tế bào vị giác bị ảnh hưởng, gây biếng ăn do rối loạn vị giác.Thiếu kẽm dấn tới :
+ Chậm tăng cân, biếng bú, biếng ăn, nhiều bé bị suy dinh dưỡng, còi xương . Mẹ đang mang thai thiếu kẽm dẫn tới sinh non, bé nhẹ cân…
+ Rối loạn tiêu hóa Trẻ thiếu kẽm cũng thường bị tiêu chảy. Trẻ thiếu KẼM hệ enzyme tiêu hóa không tốt, hay đi phân sống và rối loạn tiêu hóa
+ Ảnh hưởng trí nhớ và nhận thức
Kẽm chiếm nhiều trong não đóng vai trò quan trọng trong học tập và ghi nhớ. Thiếu kẽm làm cản trở khả năng nhận thức và gây tổn thương thần kinh, thậm chí có thể gây chứng khó đọc.
+ Suy giảm sức đề kháng: Kẽm là thành phần thiết yếu giúp duy trì chức năng hệ miễn dịch. Trẻ thiếu kẽm dễ bị nhiễm trùng như viêm họng, cảm cúm, tiêu chảy… tái đi tái lại nhiều lần.
+ Tổn thương da, tóc :Trẻ thiếu kẽm có thể bị khô da, viêm da, bong da, dày sừng, nổi mụn, tóc dễ gãy rụng.
+ Rối loạn giấc ngủ
Trẻ ngủ ngủ ít, ngủ không ngon giấc, thức giấc nhiều lần trong đêm, hay khóc về đêm.
BỔ SUNG KẼM THẾ NÀO LÀ ĐÚNG.
Có nhiều cách bổ sung kẽm : thức ăn và chế phẩm.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhu cầu kẽm cho trẻ tùy thuộc vào mỗi độ tuổi. Trẻ em dưới 3 tháng cần 3mg kẽm mỗi ngày, trẻ từ 5 tháng – 12 tháng tuổi là 5 – 8 mg/ngày, ở trẻ từ 1 tuổi – 10 tuổi cần khoảng 10 – 15 mg/ngày để phát triển chiều cao và thể chất tối ưu nhất.Trẻ đang có dấu hiệu thiếu bổ sung lượng nhiều lên
Trẻ dưới 6 tháng tuổi thì nguồn kẽm tốt nhất và dễ hấp thu nhất là từ sữa mẹ. Tuy nhiên lượng kẽm trong sữa mẹ sẽ giảm dần theo thời gian, vì thế người mẹ cần lưu ý bổ sung thêm kẽm cho trẻ và cho chính bản thân người mẹ
Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên có thể bổ sung kẽm qua thức ăn hàng ngày với các loại thực phẩm như: tôm đồng (rất nhiều kẽm), lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng), cùi dừa già, khoai lang…
Ngoài ra, để kẽm được hấp thụ tốt nhất, cũng cần lưu ý bổ sung vitamin C cho trẻ thông qua loại trái cây tươi như cam, chanh, quýt, bưởi…
Nhưng ở thời điểm hiện tại để bổ sung kẽm cho bé qua thức ăn thật là điều khó với các bà mẹ , vì bản chất bé đang biếng ăn, không chịu ăn
Cách đơn giản nhất là uống chế phẩm chữa kẽm, tốt nhất là chọn loại kẽm dễ uống, vị hơi nhạt, không quá ngọt
Liều như sau : Bé dưới 3 tháng bú mẹ : Mẹ uống ngày 10-15mg
Trẻ trên 5 tháng bổ sung trực tiếp liều tốt nhất và an toàn nhất : 10mg
Mẹ đang mang thai : 10mg/ ngày
Nhớ bổ sung cung các thực phẩn giàu vitamin C như cam, ,,để hấp thu kẽm tốt hơn
Không được bổ sung kẽm, sắt cùng lúc với canxi vì bé không hấp thu đc kẽm và sắt.
THÂN ÁI.