Nên đọc
Giải quyết vấn đề răng nhanh mủn cụt rụng sâu cho bé – bác sĩ Tô Quang Huy
HIỆN TƯỢNG Ố VÀNG- MỦN RĂNG – SÂU RĂNG Ở RĂNG SỮA- NGUYÊN NHÂN- CÁCH KHẮC PHỤC.
Các mẹ nhớ đọc nhé. Chứ dạo này các mẹ hỏi nhiều quá.
” Cái răng cái tóc là góc con người” điều đó không những đúng với người lớn mà còn đúng với trẻ em. Việc răng bé ố vàng hoặc mủn luôn là tâm điểm lo lắng của nhiều người mẹ. Dù biết rằng đó là răng tạm thời , rồi sau được thay bằng răng vĩnh viễn. Nhưng có những hậu quả kéo theo của chúng ( ngoài thẩm mỹ) cũng ảnh hưởng đến bé. Răng sữa định hình mọc răng vĩnh viễn. Nếu chúng không đều thường ảnh hưởng trực tiếp đến cơ nhai và kéo theo mất cân đối khuôn mặt. Nếu chúng mủn , vỡ, sâu thì dẫn tới bé đau, bé không chịu ăn thức ăn thô hoặc không chịu nhai, cơ nhai phát triển chậm, thức ăn không được nhai kỹ và trộn với nước bọt khiến hệ tiêu hoá bé tiêu hoá không tốt , bé biếng ăn và còi hơn kéo theo một vòng tuần hoàn.
TẠI SAO RĂNG SỮA LẠI DỄ MỦN.
Mình không viết về quá trình mọc răng, cấu tạo răng nhé , nó quá dài và các mẹ khó hiểu. Bài này chỉ viết giải thích tại sao răng sữa dễ mủn và vỡ hoặc vàng. Làm cách nào cải thiện chúng.
I, ĐẶC ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA RĂNG SỮA VÀ RĂNG VĨNH VIỄN
1, Thân răng : Răng sữa kích thước nhỏ hơn, thân răng sữa thấp hơn, chiều cao chiếm 1/3 chiều cao toàn bộ răng trong khi thân vĩnh viễn 40-45%. Mặt nhai hẹp hơn, nông hơn, múi rằn ngắn và phẳng gờ cắn không rõ và hố rãnh không sâu như rằn vĩnh viễn nên chịu lực nhiều hơn răng vĩnh viễn. Thân răng sữa phủ lớp men mỏng hơn. Ngà cũng mỏng hơn. Gờ cổ răng nhô cao hơn khiến thức ăn dễ đọng hơn. Trụ men nghiêng về mặt nhai khiến dễ vỡ. Cổ răng thắt lại rõ hơn..
2, Chân răng : Mảnh hơn và dài hơn răng vĩnh viễn. Chúng tách ra gần cỗ răng hơn. Được phân cách với răng vĩnh viễn phía dưới.
3, Tuỷ răng : Ngà răng mỏng hơn sàn tuỷ lồi hơn khiến lớo ngà mặt nhai dày hơn, thể tích buồng tuỷ lớn hơn, ống tuỷ rộng hơn, sừng tuỷ thì lên cao hơn..
Tất nhiên so sánh từng răng với răng vĩnh viễn có nhiều khác biệt nữa. Mình tổng kết rằng : Răng sữa mỏng manh và không chắc nhiều như răng vĩnh viễn do : Lớp men răng mỏng , ngà mỏng , tuỷ rộng kèm theo kích thước nhỏ khiến rằn lớp mỏng hơn răng sữa. Kèm theo đó rãnh nhai ít gờ nhai ko có làm khi bé nhai tác động nhiều hơn răng vĩnh viễn dễ vỡ hơn kèm thêm các yếu tố khác khiến răng bé dễ ố mủn hoặc sâu.
II, NGUYÊN NHÂN GÂY SÂU RĂNG – Ố RĂNG- MỦN RĂNG – CÁCH KHẮC PHỤC.
Dưới đây là một số nguyên nhân nhé. Tuỳ từng nguyên nhân có cách khắc phục. Chủ yếu các nguyên nhân sau thường làm quá trình huỷ khoáng nhanh hơn quá trình tái khoáng.
1, Vệ sinh răng miệng không thường xuyên dẫn tới nhiều mảng bám , cho bé ăn nhiều đồ ngọt. Nguyên nhân này chắc đa số ai cũng biết. Cải thiện bằng cách chịu khó vệ sinh răng miệng cho bé, hạn chế ăn đồ ngọt. Với bé lơn hơn chịu khó tập cho bé thói quen đánh răng trước khi ngủ . CÁC MẸ CHÚ Ý : chịu khó vệ sinh răng cho bé ngay từ những chiêc răng đầu tiên bằng kem đánh răng chuẩn, không flour
2, Mẹ dùng kháng sinh trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú ( nhất là tetracilin). Các mẹ hiện tại thường độ tuổi 9X ,lúc nhỏ dùng rât nhiều kháng sinh lên ảnh hưởng nhiều. Ngoài ra hiện tại thực trạng sử dụng vô độ kháng sinh ở trẻ nhỏ dẫn tới hiện trạng răng bé sỉn tăng rất nhiều dù đã vệ sinh răng miệng cho bé. Cũng có thể các kháng sinh có ảnh hưởng đến tuyến nước bọt của bé , hoặc có ái tính với canxi dẫn tới rối loạn khoáng hoá.
3. Sử dụng corticoid và kháng sinh quá sớm cho bé trước khi mọc răng. Điều này thì không cần bàn cãi vì tác dụng của chúng đến sự phát triển răng và xương . Nhiều BS, Dược Sĩ vì muốn bé nhanh khỏi bệnh nhất là những viêm nhiễm, sổ mũi… rất hay kê corticoid như betamethasone, medrol dài ngày … đó là một nguyên nhân rất lớn liên quan đến mủn răng và sỉn răng , Hạn chế và chỉ dùng khi cần thiết, cân nhắc lợi ích trước khi dùng . Nhiều mẹ lo lắng việc bé sử dụng nhiều kháng sinh mà không để ý cái này nguy hiểm tương đương, nhất là tuyến thượng thận của bé
4, Thiếu canxi: răng cấu tạo bởi canxi khi thiếu canxi cũng là một nguyên nhân gây sỉn vàng ở bé. Đây là lý do nhiều mẹ khi dùng hartus bé đỡ ngay tình trạng mủn răng. Nhưng ngoài cãni, d3 phải có K2 kéo phân tử canxi phục hồi tổn thương răng.
5. Bé bị vàng da : thường không tổng hợp được vitamin D, trường hợp này đi khám, chịu khó bổ sung vitamin D kèm tắm nắng cho bé
6, Bé bị chấn thương răng do ngã đập : nên đi khám BS RHM để cố định khi bé bị ngã ảnh hưởng đến răng
7, Do di truyền: nhiều bé bị do di truyền gen gây sỉn răng. Nếu cha hoặc mẹ ngày bé bị xỉn răng. Bé có thể bị
8, Nguồn nước nhiều flour : Fluor là vi chất dinh dưỡng tham gia vào quá trình phát triển răng, tạo ngà răng và men răng. Fluor còn giữ vai trò quan trọng trong quá trình tạo xương và có ảnh hưởng đến sự điều hòa chuyển hóa canxiphotpho.Fluor có ảnh hưởng tới một số chức phận và hệ thống trong cơ thể. Khi thiếu fluor thì sẽ gây bệnh sâu răng nhưng khi thừa fluor sẽ gây rối loạn chuyển hóa photpho – canxi dẫn tới xốp xương. Nên kiểm tra nguồn nước cho bé sử dụng để đảm bảo lượng flour hợp lý.
9, Nước bọt: Về cơ bản nước bọt có vai trò rất lớn trong bảo vệ răng ( làm sạch răng tự nhiên, tạo hàng rào bảo vệ răng). Nếu bé quá ít nước bọt hoặc quá nhiều nước bọt đều có thể gây mủn hoặc sâu răng. Chú ý bé nhiều nước bọt hoặc chảy dãi suốt rất hay mủn và sâu răng.
10, Trẻ rối loạn cảm xúc: bé bị rối loạn cảm xúc thường có chế độ ăn thất thường , kèm theo đó hay bị giảm tiết nước bọt dẫn tới dễ sâu răng.
11, Bé hay dùng thuốc làm giảm tiết nước bọt như: An thần , chống ho, lợi tiểu …. hoặc bé bị tia xạ vùng đầu hoặc mẹ bé đã từng tiếp xúc với tia xạ trong quá trình mang thai( X quang …)
12, Do thói quen bú bình ở bé.
………
TỔNG KẾT : Nói chung có nhiều nguyên nhân gây sâu răng và mủn răng sữa ở bé. Tuỳ từng nguyên nhân có cách khắc phục khác nhau tránh ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này bé. Làm cách nào khác phục
– Hạn chế tối đa sử dụng kháng sinh hoặc corticoid trước khi bé mọc răng. Chỉ dùng khi thực sự cần.
– Khi mang thai hạn chế tối đa dùng kháng sinh. Chụp chiếu. Tiếp xúc nơi có nguồn tia xạ cao. Bảo vệ khi ra ngoài nắng.
– Chịu khó vệ sinh răng miệng cho bé ngay từ chiếc răng đầu tiên. Hạn chế ăn đồ ngọt
– Kiểm tra nguồn nước mà gia đình đang dùng xem có thừa flour không. Nhất là gia đình ở gần các khu công nghiệp ( Flour đứng 13 trong các nguyên tố chiếm nhiều trên trái đất… )
– Bổ sung vitamin D3K2 cho bé ( không được bổ sung D- Flour sớm). Với bé đang có dấu hiệu ố và mủn nhớ bổ sung thêm canxi chuẩn trong đó có kèm vitamin K2( Phục hồi tổn thương răng cho bé nhanh hơn)
– Xịt kháng thể trứng gà bảo vệ răng.
– Khám định kỳ cho bé tại các phòng khám răng uy tín ( nếu Pk răng thường mà trám bít hoặc xử lý răng cho bé không tốt đôi khi sâu răng nặng hơn).
…………. CHI TIẾT TỪNG BỆNH LÝ RĂNG BÉ MÌNH VIẾT SAU ……
…… TÔ QUANG HUY……