Nên đọc

Toàn tập về chữa bệnh động kinh

Bài viết này đem đến các kiến thức về bệnh động kinh bao gồm:

  1. Bệnh động kinh là gì, có chữa được không?
  2. Phương pháp chữa bệnh theo đông, tây y?
  3. Thuốc gì đặc trị bệnh động kinh? Liều dùng như thế nào an toàn.
  4. Thành phần dược tính quan trọng trong thuốc chữa động kinh?
  5. Những lưu ý với bệnh nhân mắc bệnh động kinh trẻ nhỏ và người lớn?

Theo một thống kê gần đây, mỗi người có 10% nguy cơ bị một cơn động kinh trong cuộc đời. Các cơn động kinh do sốt ảnh hưởng khoảng 5% trẻ dưới 5 tuổi. Động kinh không do sốt ảnh hưởng 4-8% dân số ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Tỷ lệ động kinh khoảng 0,4-0,8% dân số.

Trò chuyện với thầy thuốc tại Trung tâm truyền thông Giáo dục sức khỏe TP HCM mới đây, tiến sĩ Lê Văn Tuấn, Đại học Y Dược TP HCM cho biết, cơn động kinh được định nghĩa là tình trạng bệnh lý ở não, đặc trưng bởi sự phóng lực quá mức, đồng bộ và tạm thời của một nhóm các nơron trong não, có những triệu chứng tương ứng với vùng não bị kích thích.

Động kinh được đặc trưng bởi các cơn động kinh tái phát. Thông thường một bệnh nhân được chẩn đoán là động kinh khi có ít nhất hai cơn động kinh, nếu chỉ có một cơn duy nhất thì chưa gọi là động kinh.

Động kinh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Ảnh: bretthasepilepsy
Động kinh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, có thể nguy hiểm tính mạng nếu không được nhận biết và xử trí kịp thời. Ảnh: bretthasepilepsy

Theo bác sĩ Tuấn, động kinh không phải là một bệnh tâm thần. Một số tình trạng nội khoa khác có thể gây ra các cơn động kinh như co giật do sốt, do ngưng thuốc, do ngộ độc, do phản ứng dị ứng, do nhiễm trùng, do rối loạn điện giải, đường huyết… Tuy nhiên những tình trạng này không được xem là động kinh. Thỉnh thoảng cơn động kinh không được chú ý hay có thể bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác như đột quỵ hay đau đầu migraine (đau nửa đầu).

Động kinh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nhiều người bị động kinh ở tuổi nhỏ và đến tuổi trưởng thành có khuynh hướng giảm về cường độ và số lần xuất hiện cơn động kinh. Tỷ lệ động kinh cũng tăng ở người lớn tuổi. Vài nghiên cứu cho thấy người sau 60 tuổi mới bị động kinh chiếm tỷ lệ khoảng 25%. Động kinh có thể dẫn đến hội chứng tử vong đột ngột không dự đoán trước. Hội chứng thường gặp ở người 20-40 tuổi, bị động kinh trên một năm.

Khoảng 60-75% các trường hợp không biết được nguyên nhân của động kinh. Các trường hợp còn lại có thể do các nguyên nhân sau:

– Tổn thương não trong bào thai, chấn thương lúc sinh (do thiếu oxygen).

– Ngộ độc, nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương…

– Chấn thương đầu, u não, tai biến mạch máu não…

– Đa số động kinh không có tính di truyền. Tuy nhiên có số ít trường hợp có khuynh hướng di truyền.

Theo bác sĩ Tuấn, bước đầu tiên quan trọng là chẩn đoán được loại cơn động kinh, vì việc chọn lựa thuốc chống động kinh tùy thuộc nhiều vào từng loại cơn động kinh như cơn động kinh cục bộ, cơn động kinh toàn thể hoặc các cơn không phân loại được.

Các cơn động kinh cục bộ xảy ra khi có quá nhiều hoạt động điện khu trú ở một vùng trong não. Hai dạng cơn động kinh cục bộ thường nhất là cơn cục bộ đơn giản và cơn cục bộ phức tạp.

Cơn động kinh cục bộ đơn giản: Bệnh nhân có thể có cảm giác lạ hay bất thường chẳng hạn như co giật một phần của cơ thể, thị giác hay khứu giác bất thường, cảm giác lo lắng hay sợ sệt, khó chịu ở vùng dạ dày hay chóng mặt. Các cảm giác này cũng được biết như là triệu chứng khởi đầu. Đây là cơn động kinh cục bộ đơn giản mà có thể xảy ra riêng biệt hay được theo sau là cơn động kinh toàn thể hóa.

Cơn động kinh cục bộ phức tạp: Bệnh nhân không biết được cơn động kinh đang xảy ra, và trông họ rất lú lẫn. Người bệnh có thể có các hành vi vô nghĩa như đi qua đi lại, xoay đầu, xoa tay…họ không thể nhớ được các hành vi này sau cơn.

Các cơn động kinh toàn thể: Xảy ra khi hoạt động điện trong não quá nhiều ảnh hưởng toàn bộ não. Có hai dạng cơn toàn thể thường gặp nhất là cơn vắng ý thức và cơn co cứng – co giật toàn thể.

Cơn vắng ý thức: Bệnh nhân nhìn chằm chằm và mắt của họ có thể cuộn lên trên. Loại cơn động kinh này được đặc trưng bởi mất ý thức trong khoảng 5 đến 15 giây và khi cơn động kinh chấm dứt thì người bệnh không nhớ được những gì đã xảy ra. Cơn vắng ý thức thường xảy ra ở trẻ em và biến mất ở tuổi thiếu niên. Chúng hiếm khi gặp ở người lớn.

Cơn co cứng-co giật toàn thể: Người bệnh thường phát ra tiếng kêu ngắn, mất ý thức trong cơn và ngã xuống sàn. Các cơ sẽ co cứng và tay chân sẽ co giật. Bệnh nhân có thể bị tiểu dầm.

“Nếu cơn động kinh kéo dài 5 phút hay hơn, hay có nhiều cơn động kinh và bệnh nhân không hồi phục đầy đủ giữa các cơn động kinh thì cần phải được xử trí cấp cứu ngay nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân hay để lại di chứng lâu dài”, bác sĩ Tuấn nhấn mạnh.

Sau cơn động kinh thì người bệnh có thể hồi phục lại ngay hay có thể cảm thấy mệt mỏi, lú lẫn hay rối loạn định hướng mà kéo dài vài phút, vài giờ hay thậm chí vài ngày sau đó bệnh nhân từ từ tỉnh lại.

Theo bác sĩ Tuấn hiện nay phương pháp điều trị chủ yếu là dùng thuốc. Có nhiều loại thuốc chống động kinh và việc chọn lựa thuốc tùy thuộc vào nhiều yếu tố như loại cơn động kinh, nguyên nhân, tuổi, giới tính, tình trạng bệnh lý đi kèm…người bệnh không nên tự đi mua thuốc và việc chọn lựa loại thuốc, liều dùng và cách dùng sẽ do bác sĩ chỉ định. Khi dùng thuốc thì 50% bệnh nhân sẽ không còn cơn động kinh, 30% còn cơn nhưng giảm về cường độ và số lần xuất hiện, 20% không đáp ứng với thuốc. Nếu việc chọn lựa thuốc không thích hợp thì tỉ lệ không đáp ứng sẽ cao hơn.

Ngoài ra, có thể dùng phương pháp chế độ ăn sinh ceton, ăn theo thực đơn chọn sẵn với nhiều mỡ, ít chất bột và đạm. Phương pháp này thường được áp dụng ở trẻ em 1-8 tuổi.

CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

Bệnh động kinh là một rối loạn từ các tín hiệu điện trong não, gây co giật tái diễn. Một số người bị động kinh chỉ đơn giản là nhìn ngây người trong vài giây trong quá trình lên cơn, trong khi những người khác đã chính thức co giật.

Ngay cả động kinh nhẹ có thể yêu cầu điều trị, bởi vì có thể nguy hiểm trong các hoạt động như lái xe hoặc bơi lội. Điều trị thường bao gồm thuốc và đôi khi phẫu thuật, thường là loại bỏ hoặc làm giảm tần suất và cường độ của các cơn động kinh. Nhiều trẻ em bị bệnh động kinh thậm chí các vấn đề cao hơn theo tuổi tác.

Để tìm hiểu rõ hơn về bệnh động kinh, bài viết dưới đây cung cấp một số thông tin hữu ích về bệnh động kinh, giúp cho người bệnh nắm bắt và hiểu hơn về bệnh đồng thời sớm tìm ra được cách điều trị bệnh động kinh thích hợp và hiệu quả.

Bệnh động kinh
  1. Triệu chứng thường gặp của bệnh động kinh

Trên lâm sàng thường gặp 3 loại bệnh động kinh sau:

  1. a) Cơn động kinh toàn thể (Cơn lớn):

Vài giờ hoặc vài ngày trước đã có 1 số dấu hiệu như cơn đau nửa đầu, cơn đau dây thần kinh, rối loạn cảm giác, rối loạn tiêu hóa, hồi hộp tim, tính tình thay đổi, trầm cảm, run,… Ngay trước khi bắt đầu lên cơn, có 1 số dấu hiệu báo trước như chớp mắt nhiều, nghiến răng hoặc cảm giác như kiến bò, cảm giác phỏng, cảm giác như có gió thổi qua người, hoặc hoa mắt, mắt nổi đom đóm, tai ù, tai nghe tiếng chuống, mũi ngửi mùi khét, lưỡi có vị khó chịu, hắt hơi, hồi hộp, ngực đau tức, muốn ói, ói hoặc lo lắng, giận dữ, mơ mộng,…

Một cơn động kinh thường xuất hiện với 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn cường: Thường bắt đầu bằng 1 tiếng kêu rồi ngã ngay xuống đất bất tỉnh, chân tay cừng đờ, lồng ngực và cơ hoành giữ yên, không thở trong vài giây, mắt thâm tím do ngạt, hàm cắn chặt, răng nghiến lại. Giai đoạn này trung bình dài 30 giây.

+ Giai đoạn giật: Người bệnh bất ngờ co giật, nhịp nhàng, cơn giật ngày càng mạnh và thưa hơn, lưỡi thè ra và dễ bị cắn môi và mặt trong má cũng có thể bị cắn chảy máu. Các cơ mặt cũng bị co giật, nước miếng tiết ra nhiều dưới dạng sủi bọt. Các cơ vòng dãn ra, vì vậy hay đái ra quần. Giai đoạn này dài 2-3 phút và kết thúc bằng 1 tiếng rên, thở sâu và thư giãn.

+ Giai đoạn hôn mê: Nằm yên, thư giãn, mất cảm giác và ý thức, mặt đỡ tím dần, có cảm tưởng là người bệnh ngủ say. Giai đoạn này dài từ 15 phút tới vài giờ. Sau đó, ý thức trở lại dần, lúc đã tỉnh đa số người bệnh vẫn có ý thức u ám, cơ thể đau nhức và không nhớ gì về cơn đã xảy ra.

+ Sau cơn: Có thể những dấu hiệu liệt, bán liệt, co cứng, mất cảm giác hoặc giảm cảm giác, nhìn kém nghe giảm, ói mửa, khó thở. Trạng thái tâm thần u ám, hay giận dữ có thể bỏ nhà ra đi và sau đó cũng không nhớ rõ sự việc gì hết.

+ Nhịp các cơn: Cơn hay xảy ra ban đêm nhiều hơn, các cơn ban ngày cũng thường hay xuất hiện buổi sáng sớm nhiều hơn. Nhịp cơn thay đổi tùy mức độ nặng nhẹ. Lúc đầu thưa, 1 năm 2-3 cơn, sau đó dày dần: hàng tháng hoặc hàng ngày, có những đợt nghỉ. Cơn dày thì người bệnh bị loạn thần.

  1. b) Cơn động kinh nhỏ

Thường là loại bệnh động kinh vô căn, hay gặp ở trẻ nhỏ. Đặc điểm là có những cơn vắng, những cơn co giật hoặc những cơn vô lực. Thời gian mỗi cơn không quá 30 giây nhưng xảy ra nhiều lần trong ngày. 

+ Loại cơn vắng: Là 1 biểu hiện của bệnh động kinh vô căn. Mất ý thức chốc lát trong 15-30 giây, trong khi đó người bệnh ngừng mọi hoạt động nhưng các động tác tự động đơn giản thì vẫn còn, ví dụ như tiếp tục đi,… Người bệnh không biết và nhớ gì về cơn vắng. Cơn vắng bắt đầu và chấm dứt đột ngột, không có gì báo trước. Người bệnh không bị ngã. 

+ Loại co giật cơ: Trong 3% cơn bé thấy có những co cứng cơ từng phần với những động tác của đầu và chi trên, ít khi mất ý thức.

+ Thể vô lực: Trong 15% trường hợp người bệnh đột nhiên mất trương lực cơ, đánh rơi vật đang cầm trong tay, ngã khụy xuống trong khi ý thức vẫn tỉnh, và chỉ kéo dài 30 giây – 1 phút.

  1. c) Cơn động kinh cục bộ

Không có bệnh động kinh toàn thân mà chỉ có co giật, thường bắt đầu ở ngón tay cái, ngón chân cái rồi lan rộng thêm đến các vùng xung quanh. Thường ý thức vẫn còn, thời gian cơn ngắn chỉ vài phút. 

  1. Nguyên nhân gây ra bệnh động kinh

Bệnh động kinh có nhiều nguyên nhân gây nên, do ăn uống sinh hoạt, do tính chất công việc, do các bệnh mãn tính trong người và do cả yếu tố gia đình:- Chấn thương đầu ảnh hưởng não bộ trong lúc sinh đẻ.

– Dị dạng mạch máu trong não.

– Di chứng tổn thương viêm, nhiễm ký sinh trùng não bộ.

– U não.

– Chấn thương sọ não.

– Di chứng sau tai biến mạch máu não.

– Và các cấu trúc bất thường khác ở não bộ. 

– Tỷ lệ 0,4 – 0,5 % dân số. Một số bệnh nhân động kinh có các biểu lộ cảm xúc, tính cách, hành vi cư xử không ổn định và các triệu chứng tâm thần.

  1. Phương pháp điều trị bệnh động kinh

Về điều trị bệnh động kinh, hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh động kinh. Có thể chia ra làm 3 nhóm lớn là: điều trị bằng các thực phẩm chức năng, điều trị bệnh động kinh bằng Tây y và điều trị bệnh động kinh bằng Đông y.

3.1 Điều trị bằng thực phẩm chức năng:

Thông thường thì người bệnh hay tự tìm đến các sản phẩm “thuốc” này đầu tiên. Bởi vì các thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh động kinh hiện nay được quảng bá rất rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, phát thanh, báo chí, mạng…) như Eraguta, Depamide, Gloryca,… Do bệnh liên quan đến não nên đôi lúc cũng làm người bệnh có tâm lý e ngại không đi khám chữa bệnh mà mọi người thường nghe quảng cáo và ra các hiệu thuốc tự tìm mua thuốc về uống.

Tác dụng chính của các thực phẩm chức năng này là hỗ trợ điều trị các cơn động kinh cục bộ có hay không kèm theo các cơn toàn thể thứ phát ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi và các rối loạn lo âu phổ biến, đau thần kinh ở người lớn.


3.2 Điều trị bệnh động kinh bằng Tây y:

Điều trị bệnh động kinh bằng Tây y được chia là 2 nhóm: điều trị nội khoa và phẫu thuật động kinh.

  1. Điều trị nội khoa: các thuốc được sử dụng để điều trị là thuốc uống. Tác dụng chính của các thuốc này là trợ tĩnh mạch, chống co giật, giảm căng thằng, kích động, lo âu, kháng viêm, giảm đau. Được chỉ định dùng cho các đợt lên cơn co cơ, co giật, sủi bọt mép cấp tính, không sử dụng lâu dài để chữa trị. Và thuốc chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng chứ không có tác dụng chữa tận gốc bệnh.
  2. Phẫu thuật động kinh: bao gồm các phương pháp: loại bỏ một phần của não bộ, làm vết mổ để khống chế một phần của não bộ, cắt đứt kết nối giữa các bán cầu, loại bỏ một nửa não,… 

Điểm hạn chế của Tây y là điều trị triệu chứng, chưa điều trị được nguyên nhân gây ra bệnh nên tỷ lệ tái phát rất cao, chi phí cao, bệnh nhân bị đau, trí nhớ giảm, tăng số lượng các cơn động kinh… Việc phẫu thuật điều trị động kinh phụ thuộc rất lớn vào chuyên môn và tay nghề của bác sĩ. Một số biến chứng thường gặp: nhìn đôi, tê liệt một phần cơ thể, nhìn hình ảnh không rõ,…

3.3 Điều trị bệnh động kinh bằng Đông y:

Bệnh động kinh đã được ông cha ta điều trị hiệu quả ứng dụng các bài thuốc cổ phương của Đông y . Y học cổ truyền Việt Nam cũng có nhiều bài thuốc chữa bệnh động kinh như ngũ sinh hoàn, tả thanh hoàn, thanh nhiệt trấn kinh thang gia giảm, đương quy long hội đoàn,…

Điều trị bệnh động kinh bằng Đông y có ưu điểm là điều trị từ căn nguyên của bệnh, điều trị bệnh tận gốc nên có tính triệt để hiệu quả lâu dài, không có biến chứng, ít đau… Tuy nhiên nhược điểm là thời gian điều trị thường dài.

  1. Phòng ngừa bệnh động kinh

Người bị bệnh động kinh cần luôn duy trì chế độ ăn uống sinh hoạt một cách khoa học để phòng ngừa bệnh động kinh tái phát theo hướng dẫn sau:

– Hạn chế đồ cay nóng, rượu bia, không uống cà phê.
– Ăn nhiều rau và hoa quả, không ăn nhiều đạm quá.

– Sáng ngủ dậy uống một cốc nước ấm khoảng 200ml, và uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

– Hạn chế làm công việc căng thẳng, stress, giữ cho tinh thần luôn thỏa mái.
– Tập thể dục ngoài trời, với các tư thế nhẹ nhàng giúp cho tinh thần sảng khoái, tránh stress trong công việc. Tinh thần cũng rất quan trọng trong việc phòng và chữa bệnh.

– Buổi tối đi ngủ sớm, không thức khuya, không xem những chương trình nhạy cảm với ánh sáng trên tivi.

Thoát khỏi ung thư

Tự chữa khỏi ung thư, rất nhiều liệu pháp, phác đồ điều trị ung thư đã được áp dụng và gần đây Cần sa y tế đã được sử dụng như một liệu pháp điều trị ung thư vô cùng hiệu quả. Mời bạn đón đọc các bài viết về cách phòng tránh ung thư, bài thuốc hay chữa ung thư và các sử dụng tinh dầu CBD trong điều trị ung thư . CBD là một chiết suất từ cây gai dầu, hoàng toàn không gây hiệu ứng tâm lý và an toàn cho người bệnh.
Back to top button