Covid19Hệ miễn dịch

Chia sẻ kinh nghiệm điều trị COVID-19 tại nhà với ca có triệu chứng

Hải Phòng từ khi chuyển sang chế độ thích nghi thì trở thành tâm dịch lớn thứ 2 miền Bắc (sau Hà Nội). Họ hàng bạn bè nhiều gia đình bị COVID-19 hỏi kinh nghiệm điều trị F0 của nhà mình nên tiện mình tổng hợp lại. Bài này mình để công khai, không để chế độ riêng tư như là bài tường thuật nhật ký F0. Chủ yếu nội dung bài viết là chia sẻ kinh nghiệm điều trị mà mình đã tìm hiểu, thu lượm được trong quá trình điều trị 5 ca F0 tại nhà, các vấn đề cần lưu ý để các gia đình mới bị F0 có thể có thêm kinh nghiệm hữu ích.

No photo description available.


TÌNH TRẠNG BỆNH CỦA NHÀ MÌNH
Nhà mình 7 người thì 5 người bị bệnh: 1 người trên 60 tuổi và mình đã tiêm mũi 2 đủ 40 ngày, 1 bà đẻ chưa tiêm, 1 trẻ sơ sinh 1 tháng và 1 em bé 5 tuổi cũng chưa tiêm.
Nhà mình bị triệu chứng nhiều. Mặc dù cho đến hiện tại bản thân được xét nghiệm âm tính hơn 1 tuần rồi nhưng mình vẫn còn chút dư âm ho. Chắc xong đợt này phải đi chụp lại phổi xem thế nào. Mình có người bạn bị di chứng khó thở, chụp CT thấy bị xẹp phổi. Mới 37 tuổi mà bị thế cũng hơi ghê.
Đa số mọi người ko có triệu chứng thì không sao. Nhưng như nhà mình thì người lớn bị đủ các triệu chứng chả thiếu gì: Đau người ê ẩm, người ớn lạnh như sốt rét, sau đó là sốt trên 38 độ, ho rúm ró
Cá nhân mình còn thuộc nhóm 5% [1] bị bội nhiễm virus ở mắt gây đau mắt đỏ và tăng nhãn áp gây đau đầu. Thuộc nhóm số ít bị toát mồ hôi đêm (có đêm thay tới 3 lần áo ướt sũng).
Vợ mình mới sinh 1 tháng, chưa tiêm mũi nào nên cũng khá lo lắng. Thực tế thì vợ mình có ngày sốt đến 2 lần, sốt lần thứ nhất trên 38 độ C cho uống hạ sốt chưa đầy 4 tiếng sau đã sốt lại 38,4 độ C, lại tiếp tục hạ sốt. SPO2 lúc đó xuống 89-94. Nhịp tim đo dưới 50, máy báo động ầm ĩ.
May không sao, hôm sau kể cho cô em họ là bác sĩ điều trị cho nhà mình cô ấy bảo là đúng ra SPO2 dưới 94 là phải nhập viện đấy. Cơ mà nhà mình đã chuẩn bị sẵn bình oxy với máy đo rồi nên mình vẫn lỳ, cho ở nhà tự theo dõi, định bụng nếu khó thở thì cho thở ô xy và gọi cấp cứu, may mà sau đó vài giờ thì các chỉ số nó dần ổn định. Đến hôm sau mọi chỉ số về ổn định hơn, cũng hết hẳn sốt. Thật là hú vía.
Em bé 5 tuổi và bé sơ sinh 1 tháng tuổi không có biểu hiện triệu chứng gì, bé sơ sinh bác sĩ khuyên bú mẹ bình thường, bé không sốt không bỏ bú. còn bạn 5 tuổi cũng vui chơi bình thường không ho sốt. Tuy nhiên mình cho ngửi thử thì phát hiện bạn ấy bị mất khứu giác, tủy nhiên bạn ấy mải chơi & còn bé nên không biết. Mình phải có mẹo để kiểm tra.
MỘT SỐ LƯU Ý:
Bình thường người không có triệu chứng thì không cần điều trị gì ngoài ăn uống tăng cường dinh dưỡng, uống nước + Vitamin C, vệ sinh răng miệng và sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mũi, súc họng.
Nếu có triệu chứng thì sốt phải cho hạ sốt ngay.
Thay áo và lau mồ hôi. Đừng để các bị cảm lạnh rất nguy hiểm.
Sợ nhất là bị ho. Cần trị dứt điểm sớm. Vì lên cơn ho ko thở được. SPO2 sẽ xuống rất nhanh.
Máy SPO2 có luôn đo nhịp tim. Cẩn thận chú ý vì nhịp tim xuống thấp sẽ rất mệt. Dấu hiệu là môi tím tái. Người nhợt nhạt.
Nói chung là thời điểm nguy hiểm thực ra nó diễn ra rất nhanh, mình nên sẵn sàng mọi tình huống. Như nhà mình vì nhiều người có nguy cơ rủi ro cao nên mình chuẩn bị sẵn luôn bình Oxy. Bác sĩ bảo cái con COVID của nợ này nó hay diễn biến bất thường nên cần chú ý.
CHUYỆN CÓ XÔNG HƠI HAY KHÔNG?
Nhiều người khuyên xông hơi diệt COVID. Lúc đầu nhà mình cũng thử đủ loại.
Mọi người thường xông bằng tỏi hoặc dầu gió. Cho vào cốc đổ nước sôi vào. Bịt miệng cốc bằng giấy và đục 1 lỗ để hít.
Hoặc cách nữa là đun gừng, xả, xong cho vào cốc xông mũi họng xong nó nguội bớt thì đổ mật ong và mấy lát chanh vào uống luôn. Mình xông và uống được mấy hôm thì nhiệt miệng, mặt đầy mụn. Mình bỏ hết ko thèm xông nữa.
Chú ý cẩn thận khi xông hơi chỉ xông mũi họng. Ko được xông toàn thân dễ bị nhiễm lạnh và mệt. Dễ biến chứng phổi. Chuyện này mình được cậu bạn gọi điện cảnh báo, hai vợ chồng cậu ấy không biết nên xông toàn thân, rất mệt và lâu khỏi.
Nhóm Bác Sĩ Quân Y hỗ trợ online chăm sóc điều trị F0 tại nhà vừa rồi cũng có ý kiến cho rằng xông hơi không có tác dụng [2].
CHUYỆN ĂN UỐNG VÀ SÚT CÂN
Đồ ăn thì cần nhiều đồ dinh dưỡng hỗ trợ phục hồi sức khỏe và sức đề kháng. Uống nước cam và Vitamin C (C sủi) mỗi ngày
Bổ sung thật nhiều nước trái cây. Vitamin C nếu sốt.
Sốt sẽ sút cân rất nhanh. Nhà mình người lớn hầu hết sút 3-5 cân sau 6 ngày. Nhà mình bổ sung nhiều dinh dưỡng giàu đạm như thịt bò & rất nhiều rau xanh.
Sau đợt ốm và sút cân, mình ăn nhiều trái cây với Vitamin nên mặc dù bị giảm cân nhưng da dẻ của mình nhẵn nhụi, mịn màng, hết mụn luôn.
CHUYỆN SỬ DỤNG THUỐC NHƯ THẾ NÀO?
Đây là đơn của mình (người lớn, bị ho, sốt): Oribier ngày 2 ống, Clorpheniramin 4 (ngày 2 viên, sau ho nhiều bác sĩ tăng liều lên 4 viên chia 2 lần sáng tối sau ăn), Medrol Methylprednisolone 16mg ngày 1 viên (sau còn ho tăng liều lên 2 viên), Aspilets EC Acetylsalisylic Acid 80mg sáng 2 viên, Xenfuroxim 500 ngày 3 bữa mỗi bữa 1 viên.
Oribier là thuốc ho
Clorpheniramin 4mg là thuốc chống dị ứng (ho ngứa họng)
Medrol là thuốc kháng viêm, chống viêm phổi
Aspilet là thuốc chống đông máu. Đề phòng biến chứng đông máu do COVID
Không được uống nếu có tiền sử đông máu, phụ nữ mới mổ chưa lành hoặc đang có kinh, vì dễ gây băng huyết. Nhưng đây là thuốc được bác sĩ điều trị lưu ý rất quan trọng. Vợ mình mới đẻ 1 tháng cũng phải uống, người già, huyết áp cao, từng đột quỵ… bác sĩ nhà mình khuyến cáo cũng nên uống vì nguy cơ do thuốc mang lại thấp hơn là nguy cơ do COVID mang lại.
Cefuroxim là thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn hô hấp. Sử dụng cho người bị ho.
Mình uống tất cả các loại đó 5 ngày thì giảm hầu hết các triệu chứng nên mình ngưng sử dụng thuốc.
Bà đẻ cho con bú & mẹ mình (60 tuổi) được kê sử dụng Aspilets phòng nguy cơ đông máu. Vợ mình đẻ mổ được 1 tháng rồi nên bác sĩ bảo không lo nguy cơ băng huyết do uống thuốc này.
Bác sĩ chuyên khoa sản kê cho vợ mình sử dụng Aumentin 1g chống tắc sữa (bà đẻ tắc sữa đúng đợt COVID mới khổ). Loại này uống ko bị mất sữa và con vẫn bú bình thường.
Vợ mình được bác sĩ chuyên khoa sản ke etheem ThymoMax 100 để tăng cường sức khỏe.
Trẻ sơ sinh không phải uống thuốc gì ngoại trừ tăng cường gấp đôi các giọt vi lượng.
Bé 5 tuổi nhà mình cho uống siro ho Prospan đề phòng ho.
Ý KIẾN CỦA CÁC BÁC SĨ LÀ QUAN TRỌNG – NÊN CÓ BÁC SĨ TƯ VẤN
Lưu ý quan trọng là mọi thứ cần hỏi ý kiến bác sĩ. Trước giờ mình có quan điểm này cho nên không bao giờ tự ý sử dụng thuốc nếu không thực sự hiểu về nó.
Không biết chỗ các bạn như thế nào, Hải Phòng có tổng đài hỗ trợ điều trị F0 tại nhà. Ngoài y tế phường thì còn 3 số hotline của trung tâm y tế lưu động. Nhưng mình thấy lực lượng này quá tải nên toàn nhờ hỗ trợ của bác sĩ người nhà và tư vấn của các bác sĩ quen.
Mình cũng được mọi người gửi thông tin vào Nhóm Bác Sĩ Quân Y hỗ trợ online chăm sóc điều trị F0 tại nhà. Các bác sĩ chia sẻ rất nhiều thông tin giá trị. Các bạn F0, F1 nên tham gia, nếu cần có thể hỏi tư vấn nếu không có bác sĩ riêng tư vấn: https://www.facebook.com/groups/259534462765977/
CÁC DỤNG CỤ CẦN THIẾT MÙA COVID
Nhiệt kế điện tử. Nhà mình có con nhỏ, từng bị vỡ nhiệt kế thủy ngân vài lần nên mình đã chuyển sang sử dụng nhiệt kế điện tử từ lâu cho an toàn. Đo bất cứ lúc nào thấy khó chịu và kiểm tra định kỳ ngày 2 lần nếu không có gì bất thường. Nhiệt kế này tầm 100-200k
Máy đo SPO2 (kèm đo nhịp tim): Đo bất cứ lúc nào thấy khó chịu và kiểm tra định kỳ ngày 2 lần nếu không có gì bất thường. Thiết bị này mình nhờ bạn mua 460k.
Bình ô xy. Loại xịn khoảng 1.3 triệu cả bộ bình và van, ống thở gắn mũi. Không dùng họ sẽ mua lại tầm 500-600k. Hải Phòng mua bình này ở 5A Kỳ Đồng.
[1]: 5% người nhiễm COVID bị đau mắt đỏ https://vov.vn/…/dau-mat-do-co-phai-la-trieu-chung-cua…
[2]: Các lưu ý của BS Nguyễn Huy Hoàng (Nhóm Bác Sĩ Quân Y hỗ trợ online chăm sóc điều trị F0 tại nhà) https://www.facebook.com/groups/259534462765977/permalink/272512361468187/
Hy vọng sau bài này mọi người sẽ có nhiều kinh nghiệm hữu ích.
Bạn bè đã add friend Facebook với mình có thể xem lại nhật ký COVID của nhà mình tại đây nếu muốn có thêm thông tin: https://www.facebook.com/hungnuke/posts/4927145190640107

Thoát khỏi ung thư

Tự chữa khỏi ung thư, rất nhiều liệu pháp, phác đồ điều trị ung thư đã được áp dụng và gần đây Cần sa y tế đã được sử dụng như một liệu pháp điều trị ung thư vô cùng hiệu quả. Mời bạn đón đọc các bài viết về cách phòng tránh ung thư, bài thuốc hay chữa ung thư và các sử dụng tinh dầu CBD trong điều trị ung thư . CBD là một chiết suất từ cây gai dầu, hoàng toàn không gây hiệu ứng tâm lý và an toàn cho người bệnh.
Back to top button