Nghiên cứu về ung thư

Nghiên cứu về chất PAPAIN trong đu đủ chữa ung thư

Đặc điểm của enzyme papain

   Papain được tách từ nhựa đu đủ xanh, là một enzyme thực vật. Trong nhựa đu đủ có chứa một hỗn hợp protease, bao gồm: Papain, chymopapain A (có gốc axit amin cuối là axit glutamic), chymopapain B (có gốc axit amin cuối là tyrosine), proteinase III, proteinase IV. Trong đó, hàm lượng papain chiếm cao nhất (95%) và hoạt tính phân giải protein của papain cao hơn chymopapain nhiều lần.

Papain thuộc nhóm Cystein-protease vì trung tâm hoạt động của nó có chứa nhóm -SH của Cystein, nhóm này nằm gần vòng imidazol của Histidine và nhóm -COOH của axit Aspactic. Sự tổ hợp của các nhóm chức có mặt trong trung tâm hoạt động tạo điều kiện cho hoạt động xúc tác của phân tử enzyme.

Papain đóng vai trò vừa là một endoprotease vừa là một exoprotease nên chúng thủy phân protein thành các polypeptid và các axit amin. Tính đặc hiệu cơ chất của papain rộng, nó có thể thủy phân hầu hết các liên kết peptid, trừ liên kết với proline và với axit glutamic có nhóm -COOH tự do.

Cystein và EDTA là những chất hoạt hóa papain. Khi có mặt của Cystein nhóm -SH của trung tâm hoạt động được phục hồi. Sự hoạt hóa càng được tăng cường khi có sự hiện diện của các chất có khả năng liên kết với ion kim loại có mặt trong nhựa đu đủ như EDTA. Để thu được hoạt tính cao nhất người ta thường dùng hỗn hợp Cystein và EDTA.

Papain bị kìm hãm bởi các chất oxy hóa như O2 , ozon, vv …, đặc biệt, papain rất dễ bị mất hoạt tính khi có mặt H2O2. Các ion kim loại nặng như Cd, Zn, Cu, Hg, Pb, Fe, vv … cũng là những tác nhân ức chế papain, tuy nhiên, papain lại khá bền đối với một số dung môi hữu cơ.

Độ hoạt động của papain bị suy giảm theo thời gian bảo quản.

Papain là một enzyme chịu được nhiệt độ tương đối cao. Ở dạng nhựa khô, papain không bị biến tính trong 3 giờ ở 100oC, còn ở dạng dung dịch, papain bị mất hoạt tính sau 30 phút ở 82,5oC. Papain tinh sạch có độ bền nhiệt thấp hơn khi còn ở trong nhựa mủ, có lẽ trong mủ nhựa còn có các protein khác có tác dụng bảo vệ nó.

Papain có khả năng hoạt động ở một vùng pH tương đối rộng từ 4,5 đến 8,5, nhưng lại dễ bị biến tính trong môi trường axit có pH<4,5 và trong môi trường kiềm mạnh có pH >12.

Tác dụng của đu đủ trong chữa bệnh nội – ngoại khoa

Đu đủ còn có tên: Phan qua thụ, Lô hong phlê (Campuchia), Mắc hung (Lào), Cà lào, Phiên mộc. Tên khoa học: Carica papaya L. Họ Đu đủ PAPAYACEAE.

Đu đủ là loại cây cao 6 – 7m, thân đứng thẳng, đôi khi có phân nhánh hoặc không phân nhánh, vỏ mang rất nhiều sẹo của cuốn lá; lá chỉ có nhiều ở ngọn; lá chia 6, 7 thuỳ, hình trứng, mép có răng cưa không đều. Lá to, cuống rỗng và dài 30 – 50cm, gân lá hình chân vịt. Hoa màu trắng nhạt hay xanh nhạt mọc ở kẽ lá; hoa thường khác gốc nhưng cũng có những kiểu tạp tính (vừa hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính) hoặc đực cùng gốc (đực, lưỡng tính). Hoa cái có tràng nhiều ; hoa đực mọc thành chùm ở kẽ lá. Cụm hoa đực phân nhánh nhiều, cụm hoa cái chỉ có 2 – 3 hoa. Sau một tháng hoa thụ phấn. Lá mang hoa rụng để sẹo lại cây. Quả thịt dày, mọng, ở giữa rỗng, có nhiều hạt hình trứng ở hai lớp vỏ, vỏ trong cuốn màu xạm đen, vỏ ngoài mọng nước, quả hình trứng, to, dài 20 – 30cm, đường kính 15 – 25cm, lúc đầu có màu xanh lục, sau ngả màu vàng cam.

Đu đủ không chịu được lạnh mà thích hợp với vùng đất khô xốp, nhiều mùn; rất tốt ở vùng nhiệt đới nhưng không chịu được ngập nước quá 48 giờ. Đu đủ trồng bằng hạt, trồng đại trà bằng cách đào lỗ cách nhau 1 – 2m gieo 3 – 4 hạt cho mỗi lỗ. Đu đủ trồng sau hơn 10 tháng có thể thu hoạch được.

Đu đủ chín chứa khoảng 90% nước, 13% đường, không có tinh bột, có nhiều carotenoit; axit hữu cơ, vitamin A, B, C; Protit; 0,9% chất béo; xenlulozơ (0,5%); canxi (35mg); photpho (32mg); magiê; sắt; thiamin; riboflavin. Thành phần bay hơi là các cacbua monoterpen, các dẫn xuất furanic của linalol, isothiocyanat benzyl; các glucozit thơm và glucotropeolin.

Đu đủ xanh, ngoài các chất có trên còn có chứa 4% chất nhựa latex màu trắng đục là hỗn hợp của nhiều proteaza (loại men tiêu hoá chất đạm) trong đó chất chủ yếu là papain. Một cây Đu đủ trong một năm cho khoảng 100g nhựa (lấy quả khi quả còn non trên cây). Ngoài ra còn có chymopapain và papaya protenaza. Để lấy nhựa (papain thô), dùng dao cắt dọc quả Đu đủ xanh, cho nhựa chảy vào bát sau đó phơi nắng hoặc sấy khô ở 40 – 60oC. Tinh chế papain bằng cách hoà tan papain thô vào nước thành dung dịch, sau đó rót vào cồn 90 độ làm cho papain kết tủa sau đó lọc và sấy khô.

Lá Đu đủ chứa ancaloit carpain, có tác dụng giống glucozit của Dương đại hoàng – tác dụng làm chậm nhịp tim, diệt amip. Hạt Đu đủ có glucozit caricin và myrosin.

Men papain có tác dụng như men papein của dạ dày, giống men trypsin của tuyến tuỵ trong tiêu hoá các chất thịt. Nó còn có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Staphjllococ và vi trùng thương hàn rất nhạy cảm đối với tác dụng của papain.

Papain còn có tác dụng làm đông sữa và tác dụng làm giảm độc đối với toxin và toxanpunin: 18g papain trong dung dịch 2‰ trung tính được 10mg gricin là chất độc trong hạt Thầu dầu (bằng 10 liều độc của gricin) 2mg papain trung hòa được 4 liều độc của toxin uốn ván và 10 liều độc của toxin yết hầu. Papain còn trung hoà được độ độc của ancaloit như 12,5 papain trung tính được một liều độc strychnin bằng 2,5mg.

Bộ phận dùng làm thuốc của Đu đủ trong nhân dân và trong tân dược gồm có: Rễ, lá, hoa, hạt và nhựa (papain thô và papain tinh chế). Nó được sử dụng thay thế pepsin và pancreatin trong điều trị rối loạn tiêu hoá do thiếu men tiêu hoá, giúp tiêu hoá tốt chất đạm trong thức ăn.

Nhựa và hạt Đu đủ còn là thuốc tẩy giun tốt với nhiều loại giun, trừ giun móc (ankylostome). Đặc biệt có chất cacpain làm chậm nhịp tim, như một digitalin. Hạt Đu đủ còn có tính kháng khuẩn mạnh, dùng ngoài để làm sạch vết nhiễm trùng, dùng chế môi trường nuôi cấy và thuần nhất đờm.

Cần lưu ý: Tác dụng ngừa thai, sẩy thai của papain do hoạt tính của nó đối với progesteron của thai phụ.

Công dụng và liều dùng:

Quả Đu đủ xanh nghiền nát với nước dùng bôi mặt hoặc tay để chữa các vết tàn hương ở mặt, tay, còn dùng chữa chai chân và bệnh eczema…

Đu đủ còn dùng trong kỹ nghệ chế bia, thực phẩm… Rễ Đu đủ sắc uống cầm máu trong bệnh băng huyết, sỏi thận… Hoa Đu đủ đực tươi hoặc phơi khô hấp với Đường phèn chữa bệnh ho viêm phế quản, khàn tiếng hoặc mất tiếng với người lớn. Với trẻ em dùng 5 – 10 hoa đực sao vàng, cho Đường phèn hấp hoặc chưng trong nồi cơm, uống trong ngày.

Khi hầm các loại thịt, xương cứng người ta thường dùng Đu đủ xanh để thức ăn mau nhừ. Đu đủ chín là món ăn bổ, giúp sự tiêu hoá các chất thịt, các protein…

Tác dụng và tác hại của đu đủ

Dinh dưỡng có trong đu đủ

Lượng beta caroten trong đu đủ có nhiều hơn trong các rau quả khác. Beta caroten là một tiền chất của vitamin A, vào cơ thể sẽ được chuyển hoá thành vitamin A.

Đây là một loại vi chất dinh dưỡng có vai trò là chống oxy hoá mạnh giúp chống lại một số căn bệnh ung thư, chống khô mắt, khô da và có tác dụng nhuận tràng. Trong 100g đu đủ chín chứa 2.100 mcg beta caroten.

Ngoài ra trong đu đủ còn chứa nhiều vitamin. Đu đủ có thể cung cấp cho cơ thể các loại vitamin thiết yếu như vitamin A và vitamin C, trong 100g đu đủ có 74-80 mg vitamin C.

1

Đu đủ còn có các vitamin B1, B2, các acid gây men và khoáng chất như kali, canxi, magiê, sắt và kẽm. Ăn đu đủ thường xuyên có tác dụng bổ máu, giúp hồi phục gan ở người bị sốt rét.

Do có nhiều sinh tố C và caroten nên đu đủ có tác dụng chống oxy hoá, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Tác dụng của đu đủ

 

Có một trái tim khỏe mạnh:

Quả đu đủ chứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C, E và A.

Nhờ đó nó có thể ngăn ngừa quá trình oxy hóa cholesterol, hạn chế các mảng bám vào thành mạch máu gây tắc nghẽn mạch và làm máu không lưu thông được nên nó rất tốt cho những ai có nguy cơ bị xơ vữa động mạch.

Đu đủ còn giàu chất xơ nên có thể làm giảm mỡ máu, hạn chế nguy cơ bị nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.

Vitamin E và C có trong đu đủ có thể kết hợp để tạo thành enzyme ức chế quá trình oxy hóa tạo ra các cholesterol xấu (LDL) điều này rất tốt cho hệ tim mạch của chúng ta.

Giúp hệ tiêu hóa thêm khỏe mạnh:

Trong quả đu đủ chứa rất nhiều chất xơ, vì thế thường xuyên ăn đu đủ có thể giúp cải thiện hệ tiêu hóa, thoát khỏi chứng táo bón, thậm chí có khả năng ngăn ngừa bệnh ung thư ruột kết.

Ngoài ra, các dưỡng chất có trong đu đủ như: folate, vitamin C, beta-carotene, vitamin E cũng có khả năng giảm thiểu bệnh ung thư ruột kết. Vì vậy, tăng cường ăn đu đủ là cách đơn giản giúp bạn bảo vệ hệ tiêu hóa của mình.

Tăng cường sức đề kháng và chống viêm nhiễm:

Với một lượng lớn vitamin C và A có trong đu đủ có thể giúp hệ miễn dịch trong cơ thể bạn hoạt động tốt hơn. Nếu ăn đu đủ hằng ngày, bạn có thể giảm thiểu việc mắc các bệnh của hệ miễn dịch như: cảm, cúm, viêm tai…

Vitamin C, E và betacarotene có trong đu đủ cũng có thể giúp cơ thể phòng tránh khỏi hiện tượng viêm nhiễm để bạn khỏe mạnh hơn.

Khả năng kháng viêm của đu đủ được phát huy tốt hơn nhờ 2 hợp chất papain và chymopapain có trong nó. Đây được coi là 2 loại enzyme tiêu hóa protein hiệu quả, có tác dụng làm giảm quá trình viêm nhiễm và làm lành các chấn thương.

3

Làm đẹp hơn cho vòng 1:

Đu đủ có chứa chất enzyme chính là tác nhân giúp “đồi núi” nở nang.

Hơn nữa, hàm lượng lớn Vitamin A trong đu đủ sẽ giúp cơ thể tổng hợp các hợp chất có tác dụng làm săn chắc và nở nang khuôn ngực của bạn. Thường xuyên ăn đu đủ xanh sẽ tăng số đo vòng một đáng kể.

Tác dụng phụ của đu đủ

Sức khỏe và đời sống điểm qua những tác dụng phụ không mong muốn của đu đủ:

Có thể gây sảy thai:

Đu đủ xanh được xem như một bài thuốc tự nhiên đế phá thai ngoài ý muốn. Trong khi đu đủ chín được coi là an toàn và bổ dưỡng thì đu đủ xanh lại có thể làm tăng nguy cơ khiến tử cung bị co thắt do có nhựa.

Nếu bà bầu ăn phải nhựa của đu đủ xanh, thai nhi có thể bị ảnh hưởng dẫn đến sảy thai hoặc sinh non, trẻ sinh ra bất thường thậm chí thai chết lưu.

Khiến tay co quắp, không còn cảm giác:

Nếu ăn quá nhiều, chất beta carotene có trong đu đủ có thể khiến da đổi màu, co quắp và không còn cảm giác, y học gọi hiện tượng này là carotenemia.

Nếu như người bệnh còn mắc thêm chứng vàng da thì mắt có thể chuyển sang màu trắng, lòng bàn tay và bàn chân chuyển sang màu vàng.

Rối loạn hô hấp:

Papain, một loại enzyme có trong lá đu đủ là loại chất dễ gây dị ứng. Ăn đu đủ với số lượng lớn có thể kích hoạt một số rối loạn hô hấp như thở khò khè, tắc nghẽn liên tực ở mũi, hen suyễn…

Dạ dày:

Ăn quá nhiều đu đủ sẽ làm đảo lộn hệ tiêu hóa của bạn, có thể gây ra rối loạn dạ dày với các triệu chứng như là đau bụng, buồn nôn, đầy hơi, bụng trướng…

Thủ phạm chính của các triệu chứng này là sự dồi dào của chất xơ và nhựa đu đủ có trong dạ dày khiến dạ dày phải co bóp nhiều . Nó thậm chí còn kích thích dạ dày gây ra những trận nôn mửa.

Tiêu chảy:

Giống như tất cả các loại trái cây giàu chất xơ, đu đủ không an toàn nếu ăn quá nhiều trong giai đoạn bị tiêu chảy. Nguy hiểm hơn cả là bạn sẽ rơi vào trạng thái mất nước trầm trọng.

Không an toàn cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi:

Lượng chất xơ dồi dào có thể khiến các bé đi ngoài lỏng phân, nếu không đủ nước thì lại dẫn đến tình huống ngược lại là táo bón. Dù là cho trẻ ăn đủ đủ chín hay xanh, hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ nhi khoa.

Các dược phẩm có Papain

Papain là một enzym được lấy ra từ mủ của các quả đu đủ xanh. Theo tổ chức lương – nông thế giới (FAO), toàn cầu hàng năm hiện sản xuất chừng 2 triệu tấn trái đu đủ, không như ở nước ta, đu đủ chỉ để ăn, mà chủ yếu để lấy mủ (nhựa).
Papain rất cần cho nhiều lĩnh vực công nghiệp: dược phẩm, hóa chất, kỹ nghệ tơ sợi dệt may, thuộc da, thực phẩm…
Lượng papain sử dụng nhiều, riêng Mỹ hàng năm phải nhập gần trăm tấn papain, do đó mủ đu đủ là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị của nhiều nước: Brazil, Uganda, Tanzanic, Srilanka, ấn Ðộ…
– Theo một số tài liệu, papain có khả năng hòa tan một khối lượng tơ huyết (filrin) gấp 2000 lần khối lượng của nó. Papain có tác dụng tiêu hóa protid, biến đổi các chất có albumin thành pepton, có tác dụng trên mỡ, trên các hydrat carbon trong môi trường hơi kiềm hay trung tính. ở nhiệt độ thường khi cho tiếp xúc papain với lòng trắng trứng thì lòng trắng trứng bị mất tính sánh sền sệt. Papain có tác dụng làm đông sữa và giảm độc với lôxin và toxabumin. Trung bình một trái đu đủ cho được 12g mủ, từ 4kg mủ đu đủ tươi cho 1kg papain khô và trồng đu đủ để khai thác lấy mủ chỉ hiệu quả trong vòng 3 – 4 năm tuy vòng đời của một cây đu đủ khoảng 20 năm.
– Các nhà khoa học thuộc một viện đại học ở Mỹ đã nghiên cứu và nhận thấy chất papain trong đu đủ có thể ức chế hormon sinh dục progesteron và phá hủy màng tế bào phôi thai, do đó có ý kiến ăn đu đủ xanh trong một thời gian dài (?) có thể giúp tránh thai cho cả phụ nữ và nam giới (?) Nếu đúng thế, món nộm đu đủ + thịt bò khô, món ăn khoái khẩu của các bà, các cô (nhất là học sinh) biết đâu chẳng trở thành một thực dược phẩm quý giá trong việc kế hoạch hóa sinh sản, chẳng trở thành một loại hàng hóa của ta có giá trị cao trong xuất khẩu, ai chẳng thích vừa ngon miệng vừa không phải dùng những viên thuốc tránh thai chán ngán.
Các chế phẩm có papain được dùng trong ngành dược:
Papain (tên khác carica papaya enzymes)
Biệt dược (BD) papayanol
Dạng bào chế: – Sirô, trong 20g có 80mg papain
Viên nén, viên nhộng chứa 0,10g papain.
Tác dụng: phân hủy protein.
Chỉ định (CÐ) chậm tiêu, viêm dạ dày ruột
Papain + hóa dược dùng trong một số bệnh về tiêu hóa:
Biệt dược fortizym:
Viên bọc đường có 20mg papain + 170mg panaeatin + 65mg mật bò + 50mg bột nghệ và 30mg dimeticon.
Tác dụng: phối hợp các men tiêu hóa, kèm mật bò để tăng hoạt tính của lipase và nhũ tương hóa các lipid; bột nghệ kích thích tiết mật, dimeticon thúc đẩy chuyển vận các hơi xuống ruột.
CÐ: Các rối loạn dạ dày ruột, kèm thiếu hụt men tiêu hóa như các chứng đầy bụng, chậm tiêu.
BD: Neopeptin:
Dạng: Viên nang có 100mg papain + 100mg amylase + 30mg simethicone
– Dịch treo: Cứ 1ml có 10mg papain + 20mg amylese + 2mg dầu dill + 2mg dầu anise + 2mg dầu caraway.
TD: – Papain: tiêu hóa đạm
– amylase: tiêu hóa tinh bột
– Các tinh dầu, điều hòa nhu động cơ trơn tiêu hóa.
CÐ: Rối loạn tiêu hóa do nhiều nguyên nhân: ăn không tiêu, đầy hơi chướng bụng, sôi bụng, đi ngoài phân sống, chán ăn, ọc sữa (trẻ nhỏ)
– Thuốc dịch treo: trẻ em trên 1 tuổi: 1ml/ngày, có thể chia làm 2 lần.
Trẻ dưới 1 tuổi: bằng 1/2 liều trẻ trên 1 tuổi. 1ml = 24 giọt.
Chống chỉ định: mẫn cảm với thuốc viêm tụy cấp; tình trạng nặng của các bệnh tụy tạng mạn tính.
Thận trọng: Liều cao gây buồn nôn, đau bụng quặn hay tiêu chảy. Bệnh nhân nhạy cảm với thịt lợn. Cần thiết lắm mới dùng cho người có thai.
Tác dụng phụ: dị ứng
Tương tác thuốc: Thuốc kháng acid (canxi cacbonat hay magie hydroxyd) có thể vô hiệu hóa tác dụng của enzym.
Các biệt dược có công dụng tương tự:
– Vagoserin: viên có: papain 100mg + eserin salicylat amin oxyd 3mg + acid glutamic 200mg.
– Vitazym: Viên bọc đường có: 10mg papain + 50mg panereatin + 50mg mật bò + 35mg bột nghệ + 50mg bột cao gan khô + một số vitamin nhóm B, C và một số muối khoáng.
Papain + hóa dược dùng để sát khuẩn
BD: Lysopain ORL
Viên đặt dưới lưỡi có: Papain 0,012g + lysozyme base tinh lọc: 0,005g + bacitracin 200 đ/v quốc tế.
TD: kháng khuẩn, chống viêm.
CÐ: Bệnh nhiễm khuẩn và viêm ở vòm miệng, thanh quản, hầu, viêm miệng, viêm họng, viêm thanh quản. Chuẩn bị cắt amidan, mổ rạch áp xe, nhổ răng khôn, mổ các thương tổn u, vết thương do vật lạ.
CCÐ: Trẻ em dưới 12 tháng (do có tinh dầu bạc hà trong tá dược)
Papain + hóa dược, dùng ngoài
– BD: Jaikinase
ống thuốc mỡ 15g có 5% cao tinh chế papain tan trong nước và 1,5% bacetracin (tương ứng với 50 đơn vị quốc tế).
TD: Phối hợp thuốc kháng khuẩn nhằm làm sạch, mau lành vết thương.
CÐ: Vết thương nhiễm khuẩn, áp-xe, đầu đinh, hậu bối, viêm tấy.
Rửa vết thương bằng nước muối đẳng trương, thấm khô, bôi một lớp mỏng thuốc, thay băng 1-2 lần/24h.
– BD: Penetradol:
ống thuốc mỡ có papain tan trong nước: 500 đơn vị + phenylbutazon 1g.
TD: Chống viêm tại chỗ.
CÐ: Ðau nhức, thấp khớp, đau do chấn thương, đau do rối loạn tuần hoàn ngoại vi.
Lưu ý: Không bôi vào vết thương hở.

Thoát khỏi ung thư

Tự chữa khỏi ung thư, rất nhiều liệu pháp, phác đồ điều trị ung thư đã được áp dụng và gần đây Cần sa y tế đã được sử dụng như một liệu pháp điều trị ung thư vô cùng hiệu quả. Mời bạn đón đọc các bài viết về cách phòng tránh ung thư, bài thuốc hay chữa ung thư và các sử dụng tinh dầu CBD trong điều trị ung thư . CBD là một chiết suất từ cây gai dầu, hoàng toàn không gây hiệu ứng tâm lý và an toàn cho người bệnh.
Back to top button