Nên đọc
Các loại thuốc dự phòng cho Covid ai cũng nên có sẵn ở nhà một ít không thừa đâu
Đơn thuốc cho F0 tại nhà
Hướng dẫn rất nhiều bài viết rồi mà ai cũng hỏi, em bị F0 rồi, BS cho em đơn thuốc. Khổ lắm, cứ theo hướng dẫn mà làm chứ.
Link rút gọn bài viết này:
Que test nhanh, máy đo SpO2, NMSL để nhỏ mắt, nhỏ mũi và súc họng, dung dịch súc họng povidone iodin 1% hoặc chlorhexidin 0,12-0,2%.
1. Hoạt chất paracetamol, hoặc ibuprofen. Tên thì rất nhiều. Tác dụng hạ sốt, và giảm đau đầu, đau co, đau khớp mức độ nhẹ.
2. Bù điện giải: Oresol, các loại bột hoặc viên pha nước bù điện giải, nước dừa, nước cháo, nước hoa quả,.. các loại nước Pocari, Revive, Aquarius…
3. Chống dị ứng: 1 trong các hoạt chất loratadin, desloratadin, certirizin, fexofenadin. Đây là nhóm kháng histamin thế hệ mới, ko gây ngủ. Tác dụng giảm sổ mũi, hắt hơi và ngứa.
4. Mật ong, các loại bổ phế, giảm ho thảo dược. Tác dụng giảm đau họng, giảm ho. Có thể dùng khi ho khan hoặc ho có đờm đều được.
5. Thuốc trị ho khan: chọn (a) loại ức chế trung tâm hô hấp như codein, dextromethorphan hoặc (b) loại chống dị ứng thế hệ cũ (gây ngủ) như chlopheniramin, alimemazin, diphenhydramin.
6. Thuốc long đờm: chọn (a) kích thích tăng tiết đờm như guaiphenesin, terpin, benzoat hoặc (b) tiêu nhày, loãng đờm như acetyl-cystein, ambroxol, bromhexin.
7. Vitamin tổng hợp: nhìn chung chỉ cần mỗi ngày 1v vitamin tổng hợp là đủ. Rất nhiều loại để bạn lựa chọn.
Lưu ý: một số loại trị cảm cúm tổng hợp có thể có 2-3 thành phần vừa hạ sốt, vừa co mạch giảm tiết dịch vừa chống dị ứng như Decolgen (xanh và vàng), Rhumenol, Tiffy.
Đơn thuốc cơ bản chỉ có thế. Lưu ý khi ho khan thì không dùng long đờm ở mục 6, khi ho có đờm thì ko dùng giảm ho ở mục 5.
Tiếp theo, sẽ có một số vấn đề trên từng F0 cụ thể:
8. Nếu có đi lỏng: men tiêu hóa, Smecta, berberin, có thể thêm thuốc chống co thắt đường tiêu hóa.
9. Nếu có mất ngủ hoặc hồi hộp, trống ngực: melatonin và MagneB6, an thần thảo dược (Mimosa)
10. Nếu có khó chịu dạ dày, trào ngược: trung hòa acid (Kremil-S, Phosphalugel, Yumangel, Gaviscon), bảo vệ niêm mạc dạ dày (Gastropulgite, Pepsane, Trymo), giảm tiết acid (hoạt chất omeprazol, esomeprazol hoặc pantoprazol…)
11. Nếu có khó thở do co thắt đường hô hấp: salbutamol (viên hoặc dạng xịt Ventolin), lọ xịt định liều có corticoid (rất nhiều loại).
12. Nếu có nhiễm khuẩn, cần hỏi ý kiến BS để dùng kháng sinh: thường là 1 trong 3 nhóm (a) marcrolid như azithromycine, clarithromycin; (b) nhóm beta-lactam như amoxicilin có hoặc ko clavulanic, cefadroxil, cefdinir, ceforuxim, cefixim và (c) nhóm quinolon khi tình trạng nhiễm khuẩn nặng (ko dùng được cho trẻ em dưới 12t) ciprofloxacine, levofloxacine, moxifloxacine. Thường kèm thuốc long đờm ở mục 6.
13. Nếu dùng kháng virus, hiện có molnupiravir và favipiravir thì dùng thêm bổ gan thảo dược có thành phần silymarin.
Vậy, giả sử BS có người thân bị F0 thì sẽ kê đơn gì. Lựa chọn của BS Huy Hoàng như sau:
1. Panadol 500mg cho người lớn, Efferalgan 80/150/300mg cho trẻ em.
2. Oresol, nước dừa, Pocari.
3. Chống dị ứng Clarytine cho người lớn, Aerius cho trẻ em.
4. Mật ong, bổ phế Nam Hà.
5. Siro ho Theralene hoặc Benadryl cho cả người lớn và trẻ em. Trị ho khan.
6. Long đờm: Bisolvon viên cho người lớn, siro cho trẻ em.
7. Viên sủi vitamin tổng hợp Berocca.
8. Smecta, berberin, men tiêu hóa Lactomin Plus cho người lớn, Enterogermina cho trẻ em.
9. Melatonin loại bất kỳ, MagneB6 bất kỳ, Mimosa.
10. Kremil-S, Pepsane hoặc Gastropulgite. Nếu cần giảm tiết acid thì Nexium mups 20mg.
11. Lọ xịt Ventolin và Symbicort.
12. Để dự phòng: Azicin 250mg, để điều trị Augmentin (nhiều hàm lượng) hoặc Zinnat 500mg. Nếu cần ks nặng nhóm quinolon thì dùng Tavanic 500mg hoặc Avelox 400mg.
13. Bổ gan Hetik.