Nghiên cứu về ung thư

Để thuốc Nam vươn tầm thế giới cần chính sách bảo tồn mang tầm quốc gia

Lịch sử hàng ngàn năm qua cho thấy, người Việt vẫn dùng cây thuốc Nam để chữa bệnh, nhất là đồng bào thiểu số, khu vực nông thôn, miền núi, ngay cả trong thời kỳ bùng nổ thuốc tân dược như hiện nay. Đã đến lúc cả người dân và cơ quan chức năng cần có chiến lược bảo tồn, phát triển bền vững loại thuốc an toàn, hiệu quả này. Hiện, Chính phủ cũng đã có nhiều chỉ thị, văn bản để tháo gỡ vấn đề trên.

Vườn thuốc Nam của ông Lý Văn Thủy còn lưu giữ nhiều loại cây dược liệu quý hiếm.

Bài 1: Khi y học hiện đại “bó tay”

Tác dụng chữa bệnh đặc biệt của cây thuốc Nam đã có từ hàng ngàn năm nay. Song, có lẽ vẫn còn nhiều điều chưa biết về những loài cây cỏ quý hiếm này. Nhân dịp tiếp xúc với Lương y Lý Văn Thủy, dân tộc Sán Dìu, xã Đạo Trù (Tam Đảo – Vĩnh Phúc), chúng tôi mới rõ hơn chuyện cây thuốc Nam đã cứu “mệnh” người Việt. Bởi y học cổ truyền  (YHCT) đã điều trị và hỗ trợ điều trị được nhiều loại bệnh hiểm nghèo.

Những điều chưa biết về cây thuốc Nam

Đến vườn thuốc Nam của Lương y Lý Văn Thủy, chúng tôi giật mình khi thấy có những cây thuốc chỉ như cây cỏ dại bên đường, nhưng có giá lên tới bạc triệu, nếu không được bảo tồn sẽ một đi không trở lại. Đó là những cây như: Bảy lá một hoa chữa các loại bệnh khó và đặc trị rắn cắn có giá 1 triệu đồng/kg;  Vàng né chữa bệnh khó lành như: nấm, hắc lào; Khôi nhung chữa bệnh dạ dày;  Sò huyết (nụ và hoa của nó giống con sò huyết), cây Cứt chuột, Đơn đen và hàng trăm loại cây thuốc quý hiếm khác gần như tuyệt chủng đang được bảo tồn trong khu vườn nhà ông Thủy 7 -8 đời nay, nhờ các thế hệ bốc thuốc trong đại gia đình ông nối đời gìn giữ. Hiện, ông Thủy có 2 khu bảo tồn cây dược liệu, khu thứ nhất nằm ngay trong khuôn viên gia đình diện tích 3.900m2 và 1 trang trại trồng thuốc Nam cách nhà 1km.

Trang trại của ông rộng 5,7ha, lúc đầu chỉ trồng keo, từ năm 2000 đến nay mới chuyển sang trồng cây thuốc Nam. Hiện, ở đây có những  loại quý hiếm như: Cây tai trâu, xạ đen, hoàn ngọc, trà hoa vàng, ba kích… là những cây thuốc quý, đặc trị các bệnh: gan, khớp, hỗ trợ chữa bệnh ung thư. Đặc biệt, cây Tai trâu dạng thân gỗ, cả lá và cành đều là vị thuốc Nam, rừng Tam Đảo xưa kia có rất nhiều cây này. Song, loại cây này đã bị tuyệt chủng hàng chục năm nay, do người dân đào cả gốc, rễ, lá, cành bán cho thương lái Trung Quốc. Rất may, trang trại của ông Thủy vẫn còn 10 cây, đường kính 6 – 7cm, tương đương 6 – 7 năm tuổi. Tôi hỏi ông về giá của những cây Tai trâu này, ông trả lời: “Vô giá, vì không bao giờ bán, và giá bao nhiêu cũng không bán”.

Ông Thủy bên cây thuốc Bảy lá một hoa.

Ông Thủy còn cho biết thêm, cây thuốc Nam có thể có tới hàng chục nghìn loài. Gần như cây cỏ nào trong nước Việt cũng là cây dược liệu, bản thân nó đã có thể dùng chữa được bệnh, hoặc có thể phải phối hợp với các loài khác để chữa một bệnh nào đó. Vùng núi Tam Đảo có nhiệt độ vừa phải trong 4 mùa nên rất thích hợp với cây thuốc Nam. Mặt khác, cây thuốc Nam cũng có thể phát triển trên mọi địa hình, đặc biệt là dưới tán rừng, vì đa số cây thuốc trên rừng đều mọc dưới tán rừng. Hay nói cách khác, ở đâu có rừng, có đất, ở đó có thể trồng cây dược liệu, thuốc Nam và YHCT cần có vị trí xứng đáng trong xã hội. Điều này đã được Lương y Lê Hữu Trác khẳng định cách đây trên 300 năm, khi ông từ quê hương Hải Dương vào núi rừng Hương Sơn (Hà Tĩnh) nghiên cứu về cây thuốc Nam của nước Việt. Sau nhiều năm tìm tòi, nghiên cứu, cụ đã phát hiện được nhiều cây thuốc quý, chữa những bệnh hiểm nghèo như: phong, khớp, thần kinh, thận… là những bệnh nan giải đến tận ngày nay.

Cứu “mệnh” người Nam

Tuy nhiên, giai đoạn cam go nhất trong nghề bốc thuốc của ông Thủy là thời bao cấp, gần như phải làm thuốc chữa bệnh không công, không tiền cho người dân, trong khi gia đình mình cũng khó khăn. Đúng lúc đó, nghe tin trong miền Nam làm thuốc có “giá”  hơn ở quê nhà, năm 1999, ông  cùng con trai cả vào TP.Hồ Chí Minh hành nghề. Sau 6 năm, có ít vốn, cha con ông lại đi Đắk Nông mua nhà và lập nghiệp do núi rừng ở đây có nhiều cây thuốc quý, chữa được nhiều loại bệnh mà miền Bắc không có. Ví như cây Mật nhân, chữa bệnh gan, hỗ trợ sinh lý nam giới, đặc trị gút và nhiều loại cây dược liệu quý hiếm khác…  Ở Đắk Nông truyền nghề cho con thêm  4 năm nữa, năm 2010, ông mới trở ra Bắc, để lại con trai cả và nghề bốc thuốc Nam cho bà con Tây Nguyên. Trở về Tam Đảo, lúc này các lương y đã khấm khá hơn, ông lại cùng con trai thứ 2 trồng cây thuốc, tiếp tục chữa bệnh cho bà con. Đây cũng là khoảng thời gian bệnh nhân trên cả nước biết đến thầy Thủy nhiều nhất, một phần do tay nghề của ông đã cao và chuyên chữa những bệnh nan y: Viêm gan, dạ dày, khớp, tiểu đường, u tiền liệt tuyến…

Hiểu rõ công việc thường ngày và trong cuộc đời làm thuốc chữa bệnh của thầy Thủy, tôi hỏi ông có kỷ niệm nào đáng nhớ, hoặc gây ấn tượng nhất cho ông từ trước đến nay không?  Ông đã kể cho tôi nghe một câu chuyện rất cảm động. Số là, khi ở quân ngũ, ông có người bạn thân cùng quê (nay là xã Hợp Lý,  Lập Thạch, Vĩnh Phúc), cùng ra quân với ông năm 1986, không ngờ, khi  về quê lấy vợ gặp bệnh hiểm nghèo (viêm gan B). Gia cảnh cũng rất nghèo, phải bán hết trâu – bò, nhà cửa để chạy chữa nhưng không khỏi. Khi tìm đến thầy Thủy thì cả 2 vợ chồng đã vàng khè cả người và không còn tiền bạc để chạy chữa; cả 2 đã nhận thầy làm anh em kết nghĩa, nguyện trả ơn đến hết đời. Thầy Thủy đã chữa trị cho cả 2 vợ chồng khỏi bệnh, sau đó họ đã sinh con 1 trai, 1 gái mạnh khỏe. “Hiện, chúng tôi vẫn thường xuyên đi lại với nhau ngày càng thâm tình, vừa là bạn bè, vừa là anh em, vui buồn trong cuộc sống đều có nhau”, ông Thủy chia sẻ.

Nhân đà câu chuyện, ông nói với chúng tôi, ông vẫn còn một kỷ niệm nữa, đó là về căn bệnh hiểm nghèo của người anh trai liền kề ông, ông Lý Văn Khôn. Số là, cách đây 7 – 8 năm, một dạo ông Khôn thấy khó chịu trong người, khó thở, đi khám ở bệnh viện mới biết mắc bệnh phổi. Điều trị ở đây một thời gian bệnh tình không thuyên giảm, gia đình lại đưa ông đi khám ở Bệnh viên K và phát hiện ra khối u 6cm nằm trong phổi, với kết luận của bác sỹ: u phổi. Ông Khôn phải vào bệnh viện điều trị, thời gian kéo dài khoảng 4 -5 năm, mỗi năm đi vài đợt, mỗi đợt 20 – 30 ngày, nhưng không khỏi. Cuối cùng, bệnh viện phải trả về vì không can thiệp được bằng dao kéo, do khối u di căn đã quá to, bạn bè đến thăm ai cũng bảo khó lòng qua khỏi. Song, gia đình ông Khôn vẫn “còn nước, còn tát”,  tích cực chữa chạy bằng các bài thuốc Nam của bố ông để lại. Kiên trì, nhẫn nại như vậy trong 3 – 4 năm thì khối u tan gần hết. Sau đó đi khám lại chỉ còn chưa đầy 2cm, u đã teo, khô, không còn dịch nhờn, thở bình thường, và dần dần bình phục. Hiện, ông Khôn đã 62 tuổi, vẫn khỏe mạnh và lại bốc thuốc phục vụ bà con.  Khi chúng tôi đến thăm gia đình ông thì ông đang lái xe ô tô, đưa mẹ già 95 tuổi đi thăm người bà con trong huyện. Thầy Thủy có 3 anh em, cả 3 đều làm nghề thầy thuốc theo truyền thống của gia đình. Cây thuốc Nam và lối chữa bệnh bằng YHCT đã cứu “mệnh” ông Khôn. Từ cõi chết, ông  trở về, khỏe mạnh như một người bình thường.

Phát triển cây dược liệu: Cần chính sách đột phá

Thứ sáu, ngày 14 tháng 4 năm 2017 | 14:53

KTNT – Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Y học cổ truyền là một kho báu và ngành dược liệu Việt Nam có tiềm năng phát triển rất to lớn”.

Tuy nhiên, ngành dược liệu còn phát triển nhỏ lẻ, hiệu quả thấp, đầu ra thiếu bền vững…

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Công ty Traphaco Sapa tại Lào Cai.

Trồng dược liệu thu nhập gấp 5-10 lần trồng lúa

Cả nước hiện có 226 cơ sở sản xuất dược liệu, thuốc cổ truyền, trong đó 131 cơ sở sản xuất quy mô công nghiệp sử dụng trên 300 loại dược liệu khác nhau; 1.440 cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng cần tới 20.000 tấn/năm; nhu cầu sử dụng dược liệu trong nước khoảng 60.000 – 80.000 tấn/năm, trong đó phần lớn sử dụng cho sản xuất thuốc đông dược, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm…; dược liệu xuất khẩu đạt gần 5.000 tấn, đem lại giá trị trên 6 triệu USD/năm. Nhưng, bên cạnh đó, chúng ta vẫn phải nhập khẩu gần 80% dược liệu.

Theo thống kê của Viện Dược liệu, tính đến nay đã ghi nhận 5.117 loài thực vật và nấm, 408 loài động vật và 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc ở Việt Nam. Trong số đó, có khoảng 70 loài có tiềm năng khai thác với tổng trữ lượng khoảng 18.000 tấn/năm như diếp cá (5.000 tấn), cẩu tích (1.500 tấn), lạc tiên (1.500 tấn), rau đắng đất (1.500 tấn)…

Trong quá trình điều tra về tri thức bản địa đã tổng hợp được danh mục các loài cây thuốc từ cộng đồng các dân tộc và thu thập, sưu tầm được gần 1.300 bài thuốc dân gian trên cả nước. Giá trị kinh tế đem lại từ việc nuôi trồng dược liệu cao hơn hẳn so với các loại cây lương thực khác (cao hơn gấp 5-10 lần trồng lúa). Ví dụ, trồng đương quy có thể cho thu nhập từ 90-100 triệu đồng/ha/năm; atiso thu nhập từ 60-80 triệu đồng/ha/năm, trong khi cây lúa chỉ từ 20 – 40 triệu đồng/ha/năm.

Hiện, số lượng loài cây dược liệu có khả năng khai thác tự nhiên còn rất ít (cả nước hiện chỉ còn khoảng 206 loài cây dược liệu có giá trị có thể khai thác tự nhiên), nhiều loài cây dược liệu quý hiếm đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt. Trước kia, một số dược liệu có thể khai thác hàng chục ngàn tấn mỗi năm như ba kích, đẳng sâm, hoàng tinh… thì nay, nhiều cây thuốc đã được đưa vào Sách Đỏ vì có nguy cơ bị tuyệt chủng. Cây hoàng liên trước kia là đặc trưng của dãy núi Hoàng Liên Sơn nay chỉ tìm thấy dạng dấu tích.

Nước ta chưa biến được các sản phẩm từ dược liệu quý thành hàng hóa có giá trị cao và để sử dụng rộng rãi. Chẳng hạn, trên thế giới, Pháp và Mỹ đã chiết xuất hoạt chất taxon từ cây thông đỏ để sản xuất thuốc phòng trị ung thư và đưa ra thị trường từ năm 1994, đem lại doanh thu hàng chục tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, Việt Nam hiện vẫn chưa sản xuất được loại thuốc này trong khi cây thông đỏ Lâm Đồng (Đà Lạt) là loại cây đặc biệt quý hiếm với hàm lượng hoạt chất chữa ung thư cao bậc nhất thế giới.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: “Chúng ta may mắn sở hữu nhiều loài dược liệu quý, hiếm, đặc hữu như sâm Ngọc Linh, ba kích, châu thụ, ngân đằng… Mặc dù có tiềm năng, thế mạnh rất lớn về tài nguyên dược liệu nhưng có một nghịch lý là hiện nay chúng ta mới chủ động được 25% nhu cầu, còn 75% còn lại phụ thuộc nguồn nhập khẩu”.

“Có thể nói, kho tàng dược liệu Việt Nam là vô giá và tất cả 63 tỉnh, thành đều có thể phát triển được dược liệu. Dược liệu không chỉ góp phần xóa đói giảm nghèo mà còn giúp làm giàu nếu biết tổ chức và quản lý tốt”.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, việc chống buôn lậu dược liệu hiện còn khó khăn, trong khi đó, dược liệu nhập lậu chất lượng kém nhưng giá rẻ, đánh vào tâm lý người tiêu dùng nên có thể thâm nhập vào các nơi tiêu thụ. Còn những sản phẩm của nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới lại có giá thành cao, khó đưa ra tiêu thụ.

Sắp tới, Bộ Y tế sẽ có giải pháp tăng cường đưa thuốc Đông y và dược liệu vào danh mục thuốc bảo hiểm y tế. Bộ cũng nêu ra ba nhóm giải pháp trọng tâm, đó là tăng nguồn cung cấp, tức phát triển mạnh các nguồn nguyên liệu dược liệu; thứ hai là tăng nhu cầu sử dụng dược liệu, trong đó có nhu cầu trong nước và xuất khẩu; và nhóm giải pháp quan trọng nữa là các cơ chế chính sách để thực hiện các điều đó.

Nên chọn một số loại cây dược liệu quý làm trọng

Tại Hội nghị toàn quốc của Chính phủ về phát triển dược liệu Việt Nam diễn ra ở Lào Cai, đại diện nhiều địa phương và doanh nghiệp cho rằng, cần có quy hoạch vùng dược liệu rõ ràng; chọn một số loại cây dược liệu quý làm trọng tâm như: Tam thất ở Hà Giang, Cao Bằng; y dĩ ở Sơn La, Lào Cai, Yên Bái; cây đẳng sâm ở Sơn La; ba kích ở Bắc Giang, Quảng Ninh; sâm Ngọc Linh của Quảng Nam…

Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cho biết, đang phát triển mô hình trồng cây sâm Ngọc Linh, khuyến khích cả doanh nghiệp và người dân thuê rừng để phát triển cây sâm quý này. Hiện, tỉnh này đã có 1.200ha sâm Ngọc Linh, giúp xóa đói giảm nghèo vùng miền núi. Ngoài ra, cần tạo cơ chế thuận lợi hơn nữa để thu hút doanh nghiệp tham gia vào sản xuất dược liệu; có chính sách tích tụ ruộng đất giúp doanh nghiệp liên kết với nông dân sản xuất nguyên liệu lớn.

Trong tham luận của mình, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đề nghị cần xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp, hộ gia đình cá nhân đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng, phát triển dược liệu. Khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ, công nghệ cao trong việc nghiên cứu phát triển sản phẩm giá trị cao từ dược liệu.

Cần chính sách đột phá để thu hút đầu tư

Phát biểu tại Hội nghị trên, Thủ tướng Nguyên Xuân Phúc nhấn mạnh: “Y học cổ truyền là một kho báu và ngành dược liệu Việt Nam có tiềm năng phát triển rất to lớn”. Do đó, chúng ta cần tận dụng tiềm năng này.

Nhắc lại lịch sử trên 4.000 năm của đất nước, Thủ tướng cho biết, những văn bản chỉ đạo đầu tiên về phát triển dược liệu đã được ban hành từ thời nhà Lý, thế kỷ thứ X. Lịch sử đã ghi nhận cha ông ta từ Chu Văn An, Tuệ Tĩnh, Lê Hữu Trác đã ban hành những bộ sách quý để áp dụng y học cổ truyền, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Điều này khẳng định đất nước Việt Nam ta có một truyền thống quý báu trong y học cổ truyền với nhiều loài cây thuốc quý.

Trong giai đoạn phát triển mới, Nhà nước ta luôn xác định y học hiện đại kết hợp với y học cổ truyền. Với điều kiện tự nhiên đặc thù 3/4 là rừng, núi, đất nước ta có trên 5.000 cây thuốc quý có khả năng chữa bệnh. Đây là một lợi thế ở tất cả các địa phương trên cả nước để phát triển phục vụ nhân dân và tiến tới xuất khẩu đem lại nguồn thu cho nền kinh tế.

Trên tinh thần đó, Thủ tướng yêu cầu, chúng ta cần nhận thức lại cho đúng; đồng thời tập trung hình thành chủ trương, biện pháp phát triển dược liệu Việt Nam thời gian tới cho phù hợp với tiềm năng dược liệu của đất nước. Đặc biệt, cần khắc phục những hạn chế, bất cập trong lĩnh vực dược liệu như: Chưa phát huy được ở mọi vùng miền, chưa được quy hoạch phát triển theo chuỗi giá trị dẫn nên hiệu quả thấp; sản xuất manh mún, hiệu quả thấp; không có đầu ra bền vững; năng suất thấp, thất thoát lớn. Công tác chế biến còn bất cập, nhiều loại dược liệu quý có nguy cơ cạn kiệt. Ngoài ra, việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ dược liệu còn manh mún, sản phẩm còn nhỏ lẻ, chưa đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu. Phát triển ngành dược liệu không chỉ có chỉ xóa đói giảm nghèo mà còn có thể mang lại sự giàu có cho một bộ phận người dân.

Nêu lên thực trạng bất cập về phát triển cây dược liệu hiện nay, Thủ tướng cho biết, có ý kiến đánh giá có loại dược liệu còn rẻ hơn cả khoai lang; thậm chí còn nói rằng chúng ta sử dụng cái bã, còn tinh chất người ta đã lấy đi.

Để giải quyết các bất cập cần đưa ra các chính sách đột phá để thu hút đầu tư, khuyến khích nuôi trồng dược liệu, đảm bảo hiệu quả tốt nhất. Từ đó, cần đặt vấn đề quy hoạch sản xuất loại gì, ở đâu, đầu tư vùng trọng tâm trọng điểm về dược liệu ở những vùng nào; coi dược liệu là sản phẩm quốc gia hoặc lựa chọn một số dược liệu là sản phẩm quốc gia được áp dụng cơ chế như sản phẩm quốc gia.

Cùng với đó, cần bàn phát triển nông nghiệp công nghệ cao, trong đó có cây dược liệu, để áp dụng các chính sách cho nông nghiệp công nghệ cao; xây dựng các tiêu chí phát triển các loại hình doanh nghiệp, các dự án, các chương trình để thực hiện chuỗi giá trị về dược liệu.

Theo Bộ Y tế, hiện nay nước ta có khoảng 4.000 loài thực vật, cây cỏ làm thuốc trên tổng số hơn 10.600 loài thực vật. Trung bình mỗi năm, cả nước sử dụng khoảng 60.000 tấn dược liệu nhưng phần lớn nhập khẩu từ Trung Quốc theo đường phi mậu dịch nên gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý chất lượng.

Năm 2015, Cục Quản lý Y dược cổ truyền (Bộ Y tế) đã lấy 227 mẫu dược liệu để kiểm nghiệm thì có tới 60% mẫu dược liệu không đạt chất lượng (không đạt chất lượng về hàm lượng, hoạt chất, làm giả dược liệu), trong đó chủ yếu là các mẫu với các vị thuốc gồm ý dĩ, hoàng kỳ, thăng ma, thiên ma, hoài sơn. Còn kết quả giám sát tại Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương với gần 400 mẫu dược liệu cho thấy, có tới 60% chưa đạt chất lượng.

 

Chiến lược bảo tồn, phát triển cây dược liệu: Khó khăn còn nhiều

Thứ sáu, ngày 12 tháng 5 năm 2017 | 14:31

KTNT – Chiến lược quốc gia về bảo tồn, phát triển cây dược liệu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 xác định phát huy thế mạnh, tiềm năng sẵn có để sản xuất, chế biến Đông dược.

Để thuốc Nam vươn tầm thế giới

Nhân giống cây thuốc người Dao ở xã Quản Bạ – Hà Giang.

Để triển khai chiến lược này, phải tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong khai thác, sử dụng bền vững nguồn dược liệu, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học; góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập cho người dân, từng bước chủ động nguyên liệu cung cấp cho ngành công nghiệp dược và y học cổ truyền (YHCT).

Sở hữu nhiều dược liệu quý

Năm 1994, nền y học thế giới đã thông báo một tin quan trọng: lá và vỏ cây thông đỏ có thể chiết xuất ra 2 hoạt chất Taxol và Taxotele chữa bệnh ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư phổi, xử lý hắc tố… Từ thông tin đó, nước Pháp lập tức triển khai đề tài nghiên cứu khoa học: “Dự án sản xuất thuốc Generic chống ung thư Taxol và Taxotele ở Việt Nam”. Nhiệm vụ này được giao cho nhà khoa học người Pháp gốc Việt – Tiến sỹ Trần Khánh Viễn và dự án đã đem về nguồn thu khổng lồ cho các hãng sản xuất dược ở Pháp. Trong vòng 10 năm, hãng Bristol thu được 11 tỷ USD từ nguồn bán Taxol Myers Squibe, còn Công ty Sanofi Aventis, chỉ riêng bán Taxotele đã thu được 1,7 tỷ USD (năm 2005).

Năm 2006, Bệnh viện Ung bướu  TP. Hồ Chí Minh đã phải chi 19 tỷ đồng để mua các biệt dược nói trên. Sau khi biết cây thông đỏ với hàm lượng hoạt chất chữa ung thư cao bậc nhất thế giới, năm 2008, ngành lâm nghiệp Lâm Đồng đã đưa cây này vào diện bảo vệ đặc biệt; mặt khác, khuyến khích các cá nhân, đơn vị mượn đất rừng để trồng cây đặc chủng này. Tuy nhiên, việc bảo vệ quần thể thông đỏ cuối cùng này ở Lâm Đồng vẫn như ánh sáng le lói cuối đường hầm do lâm tặc truy sát suốt ngày đêm. Tại thời điểm công bố thông tin quan trọng trên, Lâm Đồng còn khoảng 300 cây thông đỏ hàng trăm năm tuổi, nhưng nay chỉ còn 100 cây. Đây không những là vùng đất hiếm hoi của Việt Nam mà cả của châu Á còn sót lại quần thể thông đỏ Taxus Wallichian Zucc vô cùng quý hiếm.

Trước đó, trong dân gian, người Việt cũng đã coi thông đỏ là nguyên liệu quý để làm ra một vài loại thuốc, chữa được một số bệnh nan y mà chưa biết tác dụng lớn lao của nó như ngày nay.

Bên cạnh thông đỏ, sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam, Kon Tum cũng được đánh giá cao hơn cả sâm của Hàn Quốc. Sâm Ngọc Linh có 26 hợp chất Saponin đã biết và 24 hợp chất Saponin mới không có trong các loại sâm khác, trong khi sâm chỉ có khoảng 25 hợp chất Saponin. Theo đó, sâm Ngọc Linh được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1973 tại Quảng Nam, ở độ cao 1.200 – 2.100m. Đây là loại sâm thứ 20 được tìm thấy trên thế giới, và cũng là niềm tự hào, đóng góp quan trọng nhất của Việt Nam với y học thế giới.

Tuy nhiên, sâm Ngọc Linh cũng có số phận như cây thông đỏ, vì chúng ta chưa chế biến được các sản phẩm từ dược liệu quý thành hàng hóa có giá trị cao và sử dụng rộng rãi trong nhân dân. Trong khi người Hàn Quốc với lợi thế về khoa học kỹ thuật, từ lâu đã ứng dụng nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng, sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác nhau từ sâm và đem về lợi nhuận hàng tỷ đô la Mỹ, thì sâm Ngọc Linh vẫn chỉ ở điểm xuất phát, nghĩa là nghiên cứu ứng dụng trong sản xuất thuốc, còn chủ yếu người dân đang dùng sâm Ngọc Linh để… ngâm rượu.

Còn nhiều, rất nhiều loài dược liệu quý trong kho tàng cây thuốc quý Việt Nam mà trong bài viết ngắn này không thể thống kê.

Công tác bảo tồn: Quy mô nhỏ 

Sau gần 30 năm bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn dược liệu, chúng ta đã duy trì được mạng lưới bảo tồn nguồn gen tại 7 vùng sinh thái, bao gồm: Đồng bằng sông Hồng (Hà Nội), Trung du phía Bắc (Tam Đảo), vùng núi cao phía Bắc (Lào Cai), Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa), Tây Nguyên (Đà Lạt – Lâm Đồng), Duyên hải Nam Trung Bộ (Phú Yên) và Đông Nam Bộ (TP. Hồ Chí Minh). Đã khảo sát và xác định được số loài cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn tại các vườn quốc gia: Cát Bà, Núi Chúa, Cát Tiên, Bạch Mã, Bù Gia Mập, Pù Mát và Khu bảo tồn thiên nhiên Vĩnh Cửu. Lưu giữ và bảo tồn 1.531 nguồn gen, thuộc 884 loài cây thuốc tại 7 vườn cây thuốc trong và ngoài ngành y. Đặc biệt, trong công tác bảo tồn đã tập trung vào những loài quý hiếm, những loài vốn trước kia có nhiều, nay bị suy giảm nghiêm trọng, hoặc có nguy cơ đe dọa tuyệt chủng.

Song song với công tác bảo tồn, cần chấn chỉnh việc thu mua, khai thác và thu hái cây thuốc mọc tự nhiên theo hướng phát triển, đi đôi với khai thác hợp lý. Được biết, trong số gần 5.000 loài dược liệu và nấm làm thuốc của Việt Nam, nhiều loài có tiềm năng làm nguyên liệu bào chế thuốc. Kết quả điều tra giai đoạn 2013 – 2015 cho thấy, có khoảng 70 loài, nhóm  cây dược liệu có khả năng khai thác ước đạt 18.372 tấn/năm, trong đó 45/70 loài, nhóm có tiềm năng lớn như: diếp cá (5.000 tấn), cẩu tích (1.500 tấn), lạc tiên (1.500 tấn). Trên 500 loài được trồng với mức độ khác nhau, nhiều loài là cây lương thực, thực phẩm, gia vị làm thuốc. Tuy nhiên, trong thực tế mới chỉ có  92 loài cây thuốc được trồng phục vụ nhu cầu thị trường, một số loài đã có chỗ đứng như quế (Yên Bái) 50.000ha, sản lượng 5.000 tấn/năm; hồi 47.000ha (Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn), 10.000 tấn/năm; hòe (Thái Bình, Hưng Yên, Nghệ An) 6.000 tấn/năm; sâm Ngọc Linh (Quảng Nam, Kon Tum) 50ha…

Ngoài ra, vài năm trở lại đây, do nhu cầu thị trường, diện tích và sản lượng một số cây dược liệu đã tăng lên đáng kể: nghệ 5.000 tấn/năm, táo mèo gần 5.000 tấn/năm, thảo quả 2.000 tấn/năm, ba kích 840 tấn/năm… Một số loài khác cũng đang trên đà phát triển như: hà thủ ô, đẳng sâm, bình vôi…, đã có 50/92 loài được trồng với quy mô trên 10ha và một số vùng trồng cây thuốc nhập nội (bạch chỉ, xuyên khung, địa hoàng…) đang từng bước hình thành.

Qua khảo sát thấy, các vùng có lợi thế để phát triển dược liệu là: Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định… Vùng Bắc Trung Bộ: Thanh Hóa, Nghệ An. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: từ Đà Nẵng đến Bình Thuận. Vùng Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk… Vùng Tây Nam Bộ: An Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau… Vùng Đông Nam Bộ: Bà Rịa -Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước… Như vậy, với đất nước có 4 mùa hoa trái như Việt Nam, không địa phương nào không phát triển được cây dược liệu.

Điều đáng ghi nhận là, đã có 11cây dược liệu được các doanh nghiệp trồng theo nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc” GACP – WHO, gồm: Trinh nữ hoàng cung, actiso, bìm bìm biếc, rau đắng đất, đinh lăng, diệp hạ châu đắng, cỏ nhọ nồi, tần dày lá… Hiện, một số doanh nghiệp đang tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện để công bố GACP – WHO như: Công ty Dược Lâm Đồng (actiso), Domesco (gấc và nghệ), Traphaco (hoài sơn). BVPharma (kim ngân) và DKPharma (kim ngân, ý dĩ). Tuy nhiên, việc nuôi trồng theo GACP -WHO mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu của doanh nghiệp.

Khó khăn và thách thức còn nhiều

Mặc dù đã đạt được một số thành tích, song, ngành dược liệu nước nhà vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Đó là, cây dược liệu có khả năng khai thác tự nhiên còn rất ít (206 loài); nhiều loài quý hiếm đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt. Trước đây, nhiều loài dược liệu có thể khai thác hàng chục ngàn tấn/năm (hoàng tinh, hoàng liên, đẳng sâm, ba kích…) thì nay đã được đưa vào sách Đỏ. Thậm chí, có cây trước kia là “linh hồn” của dãy Hoàng Liên Sơn (cây hoàng liên) thì nay chỉ còn trong vết tích. Việc khai thác, nuôi trồng dược liệu còn tự phát, quy mô nhỏ, dẫn đến sản lượng không ổn định, giá cả biến động. Nhiều dược liệu không được nuôi trồng theo quy trình, thiếu quy hoạch, hoặc trồng lẫn với vùng lúa, hoa màu. Kỹ thuật trồng, chăm sóc chủ yếu theo kinh nghiệm. Sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nguồn nước tưới còn tùy tiện. Việc thu hái không tuân thủ theo mùa, vụ và tuổi của cây, làm ảnh hưởng đến chất lượng dược liệu, đồng nghĩa với việc ảnh hưởng đến chất lượng thuốc.

Điều đáng nói ở đây là, chúng ta chưa biết cách thương mại hóa để đưa các bài thuốc quý trong cộng đồng ra sử dụng rộng rãi. Thậm chí, nhiều bài thuốc quý đã bị thất truyền, mai một, hoặc bị đánh cắp, giả mạo. Chúng ta mới dừng lại ở việc xuất khẩu dược liệu dưới dạng thô, dẫn đến giá trị dược liệu thấp. Trong số 357 chuyên luận về dược liệu, thuốc dược liệu cổ truyền trong Dược điển Việt Nam, chỉ có 3 chuyên luận về dược liệu chế biến. Công tác quản lý dược liệu còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là chất lượng dược liệu nhập khẩu. Nguyên nhân do hệ thống chính sách phát triển dược liệu đã được xây dựng nhiều nhưng khi kiểm tra thiếu đồng bộ, chưa kịp thời như: chính sách quản lý, khai thác dược liệu tự nhiên, chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư, nuôi trồng, chế biến, sử dụng dược liệu và phát huy giá trị các bài thuốc cổ truyền…

Ngoài ra, nguồn tài nguyên dược liệu còn có nguy cơ cạn kiệt do nạn chặt phá rừng, khai thác quá mức, chưa đi đôi với việc tái tạo, bảo tồn. Nhiều loài quý hiếm bị thương lái thu mua theo kiểu tận thu, vận chuyển lậu qua đường biên giới, dẫn tới chảy máu trầm trọng nguồn dược liệu nước nhà. Chưa gắn kết chặt chẽ giữa nuôi trồng, sản xuất với nhu cầu thị trường, dẫn đến có lúc dược liệu tăng giá gấp vài chục lần, vì trồng ít mà nhu cầu sử dụng và xuất khẩu tăng. Ngược lại, có lúc trồng nhiều nhưng không có người mua dẫn đến tình trạng phải chặt bỏ.

Hy vọng, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nỗ lực của người dân, doanh nghiệp, cây dược liệu Việt Nam sẽ sớm có chỗ đứng trong nước và trên trường quốc tế.

Thoát khỏi ung thư

Tự chữa khỏi ung thư, rất nhiều liệu pháp, phác đồ điều trị ung thư đã được áp dụng và gần đây Cần sa y tế đã được sử dụng như một liệu pháp điều trị ung thư vô cùng hiệu quả. Mời bạn đón đọc các bài viết về cách phòng tránh ung thư, bài thuốc hay chữa ung thư và các sử dụng tinh dầu CBD trong điều trị ung thư . CBD là một chiết suất từ cây gai dầu, hoàng toàn không gây hiệu ứng tâm lý và an toàn cho người bệnh.
Back to top button