Nghiên cứu về ung thư

Các nghiên cứu mang tính khoa học về ung thư, sẽ cố gắng đưa các kiến thức về ung thư trên toàn thế giới, công trình nghiên cứu mới nhất về Việt Nam.

Lương y Nguyễn Đức Nghĩa và hành trình bảo tồn cây thuốc quý

Lương y Nguyễn Đức Nghĩa bắt mạch chẩn đoán bệnh tại phòng khám Tuệ Lãn (quận 3). Để bảo vệ nguồn gien cũng như giúp sinh viên nhận diện đúng các loại cây thuốc, ngoài việc đảm đương phòng khám Tuệ Lãn (quận 3, TP Hồ Chí Minh), lương y Nguyễn Đức Nghĩa đã rong ruổi khắp mọi miền đất nước để sưu tầm, nhân giống nhiều cây thuốc quý… Lương y Nguyễn Đức Nghĩa sinh năm 1959 trong một gia đình có truyền thống nghề thuốc ở Bình Định. Năm 1986, ông theo học tại Trung tâm Đào tạo, nghiên cứu y học cổ truyền TP Hồ Chí Minh. Hơn 30 năm theo học y học cổ truyền và hành nghề chữa bệnh cứu người, cũng từng đó thời gian lương y Nguyễn Đức Nghĩa tìm hiểu, tìm kiếm hàng trăm loài dược liệu quý để bảo tồn, duy trì nguồn gien, giữ lại cho nhiều thế hệ sau này học tập, tìm hiểu. Lương y Nguyễn Đức Nghĩa cho biết: “Trong Sách Đỏ Việt Nam (xuất bản năm 1995), một số loại cây thuốc quý như: bách hợp, tục đoạn, bảy lá một hoa (thất diệp nhất chi …

Đọc bài viết

Đã thử nghiện vắc xin ung thư thành công trên động vật

Nhóm các nhà nghiên cứu tại Trường đại học Stanford (Mỹ) đã phát triển một loại vắc-xin chống ung thư. Vắc-xin này có thể loại bỏ hoàn toàn căn bệnh ung thư ở những con chuột, khi chúng được biến đổi gien để phát triển một loạt khối u khác nhau. Loại vắc-xin mới hoạt động không giống như vắc-xin thông thường. Thay vì tiêm phòng để ngăn ngừa mắc bệnh, các nhà khoa học tiêm trực tiếp vào vị trí khối u. Những con chuột trong phòng thí nghiệm được cấy ghép u lympho ở hai vị trí trong cơ thể hoặc được biến đổi gien để phát triển ung thư vú. Trong số 90 con chuột mắc u lympho, 87 cá thể đã khỏi hoàn toàn. Loại vắc-xin mới cũng có hiệu quả trên những con chuột bị biến đổi di truyền để phát triển ung thư vú. Vắc-xin mới sẽ sớm được thử nghiệm trên 15 người bệnh bị u lympho cấp thấp. Nếu kết quả khả quan, vắc-xin sẽ được sử dụng để điều trị các khối u trong tương lai trước khi phẫu thuật cắt bỏ, giúp ngăn ngừa di căn hoặc tái phát. Phương …

Đọc bài viết

Nghiên cứu về năng lượng thần kinh tới việc chữa ung thư

Ung thư vẫn luôn là một bệnh lý có nhiều khó khăn trong dự phòng và điều trị dù đã có những cố gắng lớn trong nghiên cứu và điểu trị suốt 30 năm qua. Các nhà nghiên cứu đã cố gắng giải thích nguyên nhân ung thư thông qua phát hiện cơ chế tế bào hoặc do đột biến gien. Cho tới nay những cố gắng tìm tòi một quan niệm thống nhất về ung thư vẫn còn hạn chế. Chúng tôi đề xuất một quan niệm về nguyên nhân bệnh ung thư, dựa trên khái niệm về năng lượng sinh học thần kinh, mà cơ chế trung tâm là tính kích thích quá mức (hyperexcitability), thể hiện qua mức độ biểu hiện quá cao của các kênh ion đóng mở theo điện thế, các kên đóng mở nhờ phối tử (ligand) và các chất dẫn truyển thần kinh. Dựa trên quan điểm này, có thể hiểu biết tốt hơn nguyên nhân gây ung thư và xây dựng một chiến lược ngăn ngừa và điều trị ung thư hiệu quả hơn. Tác dụng chống ung thư của các chất ức chế kênh Gamma – amino – n – butyric …

Đọc bài viết

Yếu tố tâm lý tác động tới ung thư ra sao

Các nhà khoa học đã có được hình ảnh một phân tử quan trọng gắn liền với sự nhiễm HIV và bộc phát ung thư, nhờ đó có thể tìm ra cách trị bệnh.Sử dụng kỹ thuật tia X, các nhà nghiên cứu ở California (Hoa Kỳ) đã tìm ra cấu trúc của phân tử CXCR4 và biết được cơ chế hoạt động của nó. Khám phá này có thể mở ra một chân trời mới cho việc phát triển các loại thuốc phòng chữa, tạp chíScience (Khoa Học) công bố. Nhưng các chuyên gia nói cần tìm hiểu thêm về hoạt động của CXCR4. Phân tử này xem ra đồng lõa với sự xâm nhập của HIV Phân tử này là một thành viên trong họ các protein có tên gọi cảm ứng kép G-protein. Chúng phân bố rải rác trên màng nhầy của tế bào để truyền tín hiệu từ môi trường bên ngoài vào nội bào. Chúng kiểm soát hầu như mọi quá trình diễn ra trong cơ thể, từ sự phát triển tế bào, tiết hormon cho tới cảm thụ ánh sáng. Giải mã cấu trúc phân tử này là bước quan trọng để định hình các …

Đọc bài viết

Cây thuốc của đồng bào PA CÔ và hy vọng chữa ung thư

Cây thuốc chữa ung thư của đồng bào Pa Cô Sinh năm 1977, tốt nghiệp đại học Dược Hà Nội, chị Nguyễn Thị Hoài chọn con đường nghiên cứu khoa học, thay vì trở thành trình dược viên với thu nhập ở hàng top so với các ngành nghề khác. 31 tuổi bảo vệ luận án tiến sĩ với điểm tuyệt đối. 35 tuổi trở thành phó giáo sư trẻ nhất của Đại học Huế. Tính đến thời điểm hiện tại, chị là chủ nhiệm 6 đề tài cấp Bộ, có 84 công trình nghiên cứu đăng trên các tạp chí khoa học, trong đó có 21 công trình công bố trên các tạp chí và hội nghị quốc tế chuyên ngành. Tranh: Nguyễn Văn Hổ. Ngày 12/1, chị Hoài được Hội đồng khoa học L’Oreal – UNESCO For Women in Science tại Việt Nam bình chọn là Nhà khoa học nữ xuất sắc năm 2017. Với đề tài cấp bộ “Nghiên cứu các cây thuốc của đồng bào Pa Cô – Vân Kiều ở miền Trung theo hướng tác dụng chống oxy hóa, diệt tế bào ung thư”, chị đã điều tra thu thập được 102 cây thuốc được đồng …

Đọc bài viết

Virus này có thể đi qua hàng rào máu não giúp hệ miễn dịch tấn công tế bào ung thư

Ung thư có thể che mắt hệ miễn dịch, nhưng các virus sẽ chỉ điểm chúng. Trong một nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đã chứng minh virus có thể trở thành một công cụ điều trị ung thư não. Thử nghiệm tiền lâm sàng trên chuột đã cho thấy một chủng Reovirus có thể nhắm mục tiêu tới khối u trong não, đồng thời kích thích hệ miễn dịch tấn công nó. Virus này không làm hại các tế bào khỏe mạnh, vì vậy có thể được sử dụng kết hợp với các phương pháp điều trị truyền thống như hóa xạ trị, giúp tăng tỉ lệ thành công cho bệnh nhân ung thư. Tại thời điểm này, đã có 9 bệnh nhân đầu tiên được thử nghiệm loại virus trị liệu ung thư này. Reovirus có thể nhắm mục tiêu tới khối u trong não, đồng thời kích thích hệ miễn dịch tấn công nó. Những loại virus có khả năng điều trị ung thư được các nhà khoa học gọi chung là virus oncolytic. Cụ thể, trong nghiên cứu này họ đã sử dụng virus động vật orthoreovirus type 3,thuộc họ Reovirus. Virus này có khả năng giết các …

Đọc bài viết

Thực hư ‘thần dược’ cây an xoa chữa khỏi ung thư giai đoạn cuối?

Mặc dù chưa có công bố khoa học nào cho thấy, cây an xoa có thể chữa khỏi bệnh ung thư. Thế nhưng, nhiều người ở tình trạng “thập tử nhất sinh” vẫn tin rằng, đó là “thần dược”. “Thần dược” giá bình dân, chữa bách bệnh? Theo tìm hiểu của PV báo Người Đưa Tin, cây an xoa là bài thuốc được lan truyền trong dân gian và rất nhiều người tin dùng. Đặc biệt, khi những cây thuốc này được người bán thổi phồng công dụng thì ngay lập tức, nó trở thành loại thuốc quý hiếm, quý hơn vàng. Nhiều người đổ xô đến các cửa hàng Đông y tự mua thuốc về uống. Cây an xoa được nhiều người tin là “thần dược” chữa khỏi ung thư. Ảnh: Internet. Phố Lãn Ông – nơi chuyên kinh doanh thuốc Nam, thuốc Bắc của Hà Nội – dường như cũng tấp nập hơn. Ghi nhận của PV, trên thị trường, cây thuốc này được rao bán khá phổ biến. Cây an xoa được nhiều cửa hàng thuốc Đông y quảng cáo là vị thuốc đặc biệt quý hiếm, có nguồn gốc từ Campuchia và vùng Bình Phước. Đặc …

Đọc bài viết

Chiến binh robot siêu nhỏ tìm diệt tế bào ung thư

Theo Phys.org, trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Nanotechnology hôm 15/8, các nhà khoa học từ Đại học Bách khoa Montréal và Đại học McGill, Canada tìm ra phương pháp sử dụng robot sinh học chỉ nhỏ bằng cỡ phân tử, mang trên mình thuốc đặc trị, len lỏi trong các mạch máu để tìm đến tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp sử dụng robot mang thuốc đảm bảo hiệu quả tối đa đối với khối u mục tiêu, hạn chế gây nguy hiểm cho các cơ quan cũng như mô khỏe mạnh xung quanh. Đây được coi là một bước đột phá ngoạn mục trong nghiên cứu điều trị ung thư. “Những quân đoàn chiến binh robot nano thực ra là hơn 100 triệu vi khuẩn roi có khả năng tự di chuyển và nạp đầy thuốc. Chúng di chuyển theo con đường ngắn nhất giữa điểm tiêm thuốc tới khu vực có tế bào ung thư”, giáo sư Sylvain Martel, chủ tịch Hội đồng nghiên cứu robot nano y học kiêm giám đốc Phòng thí nghiệm Nanorobotics, Đại học Bách Khoa Montréal, giải thích. “Các robot sinh học này có thể mang thuốc thâm nhập sâu vào bên …

Đọc bài viết

Bàng hoàng mỗi ngày có 315 người Việt chết vì các bệnh ung thư

Tại Việt Nam, số trường hợp mắc mới ung thư tăng nhanh từ 68.000 ca vào năm 2000 lên 126.000 năm 2010 và dự kiến sẽ vượt qua 190.000 ca vào năm 2020. Mỗi năm có khoảng 115.000 người chết vì ung thư, Theo số liệu từ viện K Trung ương, ung thư vú chỉ có 50% ca bệnh phát hiện sớm. Còn ung thư đại trực tràng tỷ lệ này khoảng 32%. Đặc biệt, một số bệnh ung thư có tỷ lệ phát hiện muộn cao như ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư vòm họng… Tỷ lệ chữa khỏi chỉ đạt hơn 1/3 số ca bệnh, trong khi ở một số nước phát triển, tỷ lệ này lên tới 2/3. Việc phát hiện ung thư ở giai đoạn muộn là một trong những lý do khiến tỉ lệ tử vong do ung thư ở nước ta tăng cao dù kỹ thuật điều trị ung thư tại Việt Nam không thua kém gì các nước trên thế giới. Bệnh nhân ung thư vú đang được điều trị bằng phương pháp sử dụng tế bào gốc tạo máu tự thân tại Bệnh viện Trung ương …

Đọc bài viết

Thực hư chuyện chữa được bệnh ung thư trong 4 năm nữa

Giáo sư Nga khẳng định chỉ sau 3-4 năm nữa, nhân loại có thể được sử dụng phát minh HSP của nước Nga có khả năng chữa được mọi loại ung thư, kể cả giai đoạn ác tính.   LTS: Tiến sĩ Trần Bắc Hải, một chuyên gia nghiên cứu về miễn dịch học, hiện đang công tác ở BV Hoàng gia Adelaide (Australia) giúp quí độc giả có cái nhìn đa chiều về thông tin “Nga thử nghiệm thành công thuốc chống mọi loại ung thư sau 3-4 năm tới”. Ngày 3/3/2017, Viện sỹ Thông tấn Nga, Giáo sư Tiến sĩ Andrei Simbirtsev trả lời phỏng vấn của tờ Izvestia (“Tin Tức”) về kết quả thử nghiệm thành công điều trị 2 loại ung thư ác tính (melanoma và sarcoma) trên mô hình chuột, với chế phẩm protein shock nhiệt (HSP, heat shock protein, một loại protein tự nhiên trong hầu như mọi tế bào) được điều chế siêu tinh khiết trong môi trường không trọng lượng trên trạm Quốc tế Nghiên cứu Vũ trụ ISS. Nghiên cứu được thực hiện tại Viện Các Chế phâm Siêu Tinh khiết thuộc Cơ quan Sinh Y Liên bang Nga FMBA. GS …

Đọc bài viết
Back to top button