Khói thuốc gây các bệnh ung thư phổi, hệ hô hấp, tim mạch, trầm cảm, sức khỏe sinh sản, rối loạn tình dục ở nam giới.
Khói thuốc gây các bệnh ung thư phổi, hệ hô hấp, tim mạch, trầm cảm, sức khỏe sinh sản, rối loạn tình dục ở nam giới.
Khói thuốc là nguyên nhân chính gây ung thư phổi ở phụ nữ
Thuốc lá và các thành phần độc hại có trong khói thuốc lá
8 bệnh ung thư do hút thuốc lá
Hút thuốc lá, tiểu đường còn nguy hiểm hơn phơi nhiễm bức xạ ở mức thấp
Hút thuốc lá điện tử có thể bị ảnh hưởng bởi hóa chất gây ung thư
Bác sĩ Nguyễn Văn Ba, công tác tại khoa Hô hấp Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP HCM cho biết trong khói thuốc có 4.000 chất hóa học, trong đó 50 chất gây ung thư. Các hóa chất này tác động lên tế bào bề mặt của đường hô hấp gây tình trạng viêm mãn tính, phá hủy tổ chức, biến đổi tế bào dẫn đến dị sản, loạn sản rồi ác tính hóa.
Hút thuốc lá là nguyên nhân của 75% ca bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Người hút thuốc lá có tỷ lệ ung thư miệng cao gấp 27 lần, ung thư thanh quản gấp 12 lần so với người bình thường. Ngoài ung thư phổi, nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư tuyến tụy, tử cung, cổ tử cung, thận, bàng quang, ruột, tai biến mạch máu não và trực tràng, có nguyên nhân liên quan thuốc lá. Theo đó, tỷ lệ tử vong do ung thư ở người hút thuốc cao gấp hai lần người không hút thuốc và người nghiện thuốc có tỷ lệ chết vì ung thư gấp bốn lần so với người không hút.
6 nguy cơ của khói thuốc lá gây ảnh hưởng đến chức năng phổi
– Khi chúng ta hút thuốc vào, không khí đi vào đường hô hấp trên qua mũi và miệng, nơi không khí không được lọc, sưởi ấm và làm ấm. Không khí hít vào sẽ đi qua khí quản để vào phổi.
– Khi khói thuốc đi vào đường miệng, người hút đã vô tình bỏ qua cơ chế bảo vệ thứ nhất là quá trình lọc ở mũi.
– Những người hút thuốc thường bài tiết nhiều đờm hơn người không hút thuốc và khả năng đưa đờm ra khỏi đường hô hấp kém hơn. Lý do hệ thống luân chuyển ở người hút thuốc bị liệt, thậm chí bị phá hủy.
– Khói thuốc làm thay đổi cấu trúc các tuyến tiết nhầy. Đôi khi tuyến tiết nhầy bị tắt làm giảm khả năng bài tiết đờm. Hậu quả là bị nhiễm các chất độc hại, cản trở sự lưu thông trao đổi khí.
– Hút thuốc cũng gây ra hiện tượng tăng tính đáp ứng đường thở. Do ảnh hưởng của các chất độc hại trong khói thuốc, đường thở dễ bị co thắt. Khi điều này xảy ra thì luồng khí hít vào và thở ra đều bị cản trở ở người hút thuốc, do đó hình thành các tiếng ran rít, ran ngáy và có thể bị khó thở.
– Người hút thuốc ở tuổi càng trẻ thì càng sớm nhiễm các bệnh liên quan đến đường hô hấp, so với những người bắt đầu hút ở tuổi muộn hơn.
Bệnh tim mạch
– Người hút thuốc tăng nguy cơ bệnh tim mạch gấp 2-3 lần.
– Có nguy cơ cao bị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, đột quỵ, rối loạn nhịp tim, đột tử, nhồi máu cơ tim, phình động mạch chủ. Bệnh mạch vành là phổ biến nhất, ước tính chiếm khoảng hơn một nửa trường hợp tử vong vì bệnh tim do hút thuốc.
Sức khỏe sinh sản
– Khói thuốc gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Tỷ lệ sinh đẻ ở phụ nữ hút thuốc thấp hơn khoảng 30% với phụ nữ không hút thuốc.
– Phụ nữ hút thuốc có nguy cơ sảy thai cao gấp 1,5 lần so với người không hút.
– Hạn chế hiệu quả điều trị vô sinh.
– Gây mãn kinh sớm.
– Sinh non.
– Giảm cân nặng của trẻ sơ sinh từ 200-400 g.
Rối loạn tình dục ở nam giới
– Người hút thuốc có nguy cơ liệt dương cao gấp hai lần bình thường, do xơ vữa động mạch ở dương vật làm giảm tưới máu.
– Hút thuốc làm giảm số lượng tinh trùng.
– Thuốc lá làm giảm khả năng tình dục, gây bất lực và tăng nguy cơ vô sinh ở cả hai giới.
Trầm cảm
– Hút thuốc làm tăng nguy cơ trầm cảm, lo âu. Người bệnh thường có dấu hiệu mệt mỏi, hoảng sợ, tránh giao tiếp xã hội, hành vi có hại với sức khỏe, khó thở khi gắng sức, mất ngủ, ngủ chập chờn và giảm quan tâm với những hoạt động thường thích thú. Họ còn mất ham muốn tình dục, rối loạn cảm xúc, giảm chức năng nhận thức.