Đột quỵMất ngủRối loạn lo âuSuy giảm nhận thức

Bệnh teo não ở người già không thể phục hồi

Bệnh teo não là gì?

Teo não là một hiện tượng thoái hóa của thần kinh trung ương, các tế bão não chết dần đi hoặc mất liên kết với nhau ảnh hưởng đến chức năng của não bộ. Đây là một bệnh nặng của hệ thần kinh trung ương, khi đã mắc bệnh thì không thể hồi phục được. Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng nhưng thường gặp ở những người lớn hơn 60 tuổi.

Bệnh teo não

2Nguyên nhân gây bệnh teo não

Nguyên nhân của bệnh teo não chưa được xác định rõ ràng, một phần nguyên nhân dễ thấy là do tiến trình sinh lý của cơ thể, nguyên nhân này thường gặp ở những người lớn tuổi (>60 tuổi), ngoài ra còn nhiều yếu tố có thể dẫn dến teo não do bệnh lý như:

– Có thể do di truyền

– Bệnh của hệ thống mạch máu nuôi não như dị dạng động mạch não, hẹp động mạch cảnh, xơ vữa…

– Bệnh Alzheimer.

– Sử dụng thường xuyên steroid.

– Sau cơn đột quỵ do đột ngột thiếu máu cung cấp cho não.

– Biến chứng của tiểu đường tuýp 2.

– Viêm nhiễm cấp tính ở não.

– Suy dinh dưỡng, thiếu vitamin B12.

– Chấn thương sọ não, bệnh bại não.

– Chế độ sinh hoạt, lối sống không thành mạnh, stress thường xuyên, thức đêm, mất ngủ…

Nguyên nhân gây bệnh teo não

3- Bệnh teo não có phục hồi được không?

Vậy bệnh teo não có hồi phục được không? Câu trả lời đó là: Khi não đã teo, các tế bào thần kinh đã bị chết đi, khả năng phục hồi gần như là không thể được. Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về bệnh teo não kể cả các công trình về sửa đổi gene trong hệ thống di truyền. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa thể chữa được bệnh teo não. Mọi điều trị chỉ mang tính hỗ trợ cho bệnh nhân.

Bệnh teo não sống được bao lâu là một trong những thắc mắc phổ biến của bệnh nhân hoặc gia đình có người mắc bệnh teo não.

Teo não là căn bệnh nguy hiểm. Nó gây nhiều hậu quả nghiêm trọng làm ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của người bệnh. Ở những giai đoạn nặng, bệnh nhân teo não có nguy cơ mất hoàn toàn khả năng tự chăm sóc bản thân. Việc biết được bệnh teo não sống được bao lâu sẽ giúp chúng ta chuẩn bị trước tâm lý và chủ động hơn trong cách chăm sóc người bệnh.

Có 2 nguyên nhân chính gây ra bệnh teo não. Thứ nhất là do bệnh xảy ra theo quy luật lão hóa tự nhiên. Ở yếu tố này, bệnh thường xuất hiện ở những người từ 55 tuổi trở lên theo nhiều cấp độ nặng – nhẹ khác nhau. Khi bước vào giai đoạn lão hóa, tế bào thần kinh cũng giống như tế bào ở các bộ phận cơ thể khác, chúng bị yếu dần đi, thoái hóa, suy giảm chức năng hoạt động. Ở giai đoạn sớm, bệnh teo não do quá trình thoái hóa tự nhiên thường khiến bệnh nhân hay quên hoặc gặp một số khó khăn nhất định trong việc đi lại, giao tiếp thường ngày.

Khi bệnh tiến đến giai đoạn nặng hơn, bệnh nhân teo não có thể bị sa sút trí tuệ, thậm chí có thể bị liệt hoàn toàn do mất khả năng vận động, di chuyển.

Nhóm nguyên nhân thứ 2 dẫn đến bệnh teo não là do các chấn thương nghiêm trọng vào vùng đầu hoặc bị biến chứng từ các bệnh liên quan đến hệ thần kinh như Alzheimer, Parkinson, động kinh… Các bệnh lý như nhồi máu não, đột quỵ, cao huyết áp… cũng là nhóm nguyên nhân phổ biến gây bệnh teo não.

Ngoài ra, bệnh teo não cũng có liên quan đến yếu tố di truyền, chế độ dinh dưỡng thiếu hụt hoặc chế độ sinh hoạt kém lành mạnh. Người không bổ sung các loại dưỡng chất cho não như vitamin B12, axit folic hoặc thường xuyên dùng rượu, bia, chất kích thích có nguy cơ mắc bệnh teo não cao hơn những đối tượng khác.

Bệnh teo não sống được bao lâu?

Bệnh teo não

Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh teo não chỉ có thể sống được khoảng 5-10 năm kể từ khi bệnh chuyển đến giai đoạn nặng. Chỉ một tỷ lệ rất nhỏ bệnh nhân có thể sống được tới 14 năm. Tuy nhiên, nếu biết cách chăm sóc và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh thì chúng ta hoàn toàn có thể kéo dài thời gian sống và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Điều đáng nói là khi bệnh teo não trở nặng, cả người bệnh và người nhà đều phải trải qua khoảng thời gian cực kỳ khó khăn về mặt thể chất và tâm lý. Bản thân người bệnh không thể tự chăm sóc bản thân mình nên cần sự thấu hiểu và đồng cảm rất lớn của người thân, đặc biệt là người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân.

Người chăm bệnh cần đặc biệt chú ý đến công tác vệ sinh và yếu tố dinh dưỡng cho bệnh nhân. Nếu người bệnh bị liệt hoàn toàn, người chăm bệnh cần chú ý thêm việc giữ vệ sinh và sự khô thoáng ở các điểm tỳ để bệnh nhân không bị lở loét.

Hàng ngày, người bệnh cần được thay đổi tư thế nằm để cải thiện quá trình lưu thông máu. Họ cũng cần được hút và lau sạch đờm để thông thoáng đường thở và hệ hô hấp. Nếu người bệnh được đặt ống thông tiểu vì không kiểm soát được chuyện tiểu tiện thì ống thông tiểu cũng phải được vệ sinh thường xuyên để đảm bảo vô trùng. Việc này đặc biệt cần thiết vì nó giúp người bệnh tránh được nguy cơ mắc thêm bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.

Một nghiên cứu được công bố trên chuyên san Neurology thuộc Hiệp hội Thần kinh Mỹ cho thấy thiếu ngủ có thể làm giảm nhanh chóng thể tích não bộ.

Thiếu ngủ có thể gây teo não

Giấc ngủ lâu nay được xem là “người quản gia của não bộ” khi có tác dụng chăm sóc, tái tạo và phục hồi não bộ. Tiến hành khảo sát ở các tình nguyện viên từ 20 – 84 tuổi, các nhà khoa học thuộc Đại học Oxford (Anh) nhận thấy tình trạng khó ngủ có liên quan tới sự suy giảm nhanh hơn về thể tích não ở những vùng não như trán, thái dương và thùy đỉnh. Các kết quả này thể hiện rõ rệt hơn ở những người trên 60 tuổi.

benh-teo-nao-song-duoc-bao-lau

Khi não teo đi làm khả năng xử lý thông tin và dẫn truyền thần kinh giảm sút hoặc sai lệch từ đó mà hoạt động sống hàng ngày như ăn uống, nói chuyện, nhận thức đều trở nên sai sót và khó khăn.

Bộ não có trọng lượng trung bình khoảng 1,3-1,4kg với hơn 100 tỉ tế bào thần kinh với vô số các liên kết giữa các tế bào thần kinh này với nhau. Khi ta tới tuổi 25 thì não bộ mất đi khoảng 3000 tế bào thần kinh quan trọng, kèm theo đó là mất dần các liên kết giữa các tế bào.

Triệu chứng bệnh teo não

benh-teo-nao-song-duoc-bao-lau

Bệnh biểu hiện sớm của bệnh là tình trạng thay đổi tính tình, hay nóng giận, hay quên và nhầm lẫn. Việc giảm trí nhớ xảy ra dần thường xuyên hơn với những việc hàng ngày như không nhớ việc đang làm, không nhớ giờ trong ngày, ăn rồi mà bảo chưa, không nhớ vừa làm gì.

Các kĩ năng đọc viết cũng bị ảnh hưởng nặng nề, đơn giản như không nhớ ngày tháng năm; quên tên người thân, họ hàng. Khi đi ra khỏi nhà thì quên mất lối về, quên cả đường đi lối lại quen thuộc.

Các động tác quen thuộc như sinh hoạt hàng ngày cũng có thể bị ảnh hưởng, quên vệ sinh, quên tắm rửa. Một số người cao tuổi có teo não có thể có triệu chứng về trầm cảm và lo âu.

Khi bệnh tiến triển nặng nề, khi đó, người ta gọi là bệnh sa sút trí tuệ, người bệnh có thể mất hoàn toàn định nghĩa về bản thân, đôi khi không còn nhận thức về không gian, thời gian cũng như chính bản thân mình. Hơn nữa là những biểu hiện về trầm cảm, lo âu và đôi khi là hoang tưởng. Người bệnh mất khả năng vận động và thường nằm liệt giường, thường càn có người trông coi, chăm sóc.

Đối với trẻ em, teo não thường gây suy giảm trí nhớ, co giật, điều khiển vận động kém hoặc mất hẳn khả năng vận động, không thể đọc viết như người bình thường.

Các cách điều trị bệnh teo não

Bệnh teo não người cao tuổi thường rất khó chữa khỏi, chủ yếu bổ sung các thực phẩm vitamin, khoáng chất nhằm giảm tình trạng lão hoá, chậm các thoái triển của tế bào thần kinh. Các chất chống oxy hoá cũng có tác dụng tốt cho người bệnh teo não do giảm sản sinh chất độc gây hại cho tế bào não. Bên cạnh đó có thể dùng các liệu pháp tâm lý trị liệu, tham gia các hoạt động văn hoá như đọc sách, báo,…; các hoạt động thể thao, văn nghệ giúp hồi phục một phần trí nhớ.

Điều quan trọng là cần chú ý tới chế độ chăm sóc sinh hoạt hàng ngày như: đi lại, vệ sinh cá nhân, ăn uống đầy đủ, không bỏ bữa. Với những người bệnh khó khăn trong việc đi lại, sức yếu thì cần chú ý phòng bệnh viêm phổi, viêm đường tiết niệu, loét do tì đè lâu ngày do nằm lâu không vận động.

Khi đó, người chăm sóc cần thường xuyên trở mình giúp người bệnh để máu lưu thông dưới da tốt hơn; cho người bệnh ngồi dậy, vỗ lưng, xoa bóp cơ bắp tay chân ngày một vài lần. Ngoài ra, cũng cần thường xuyên hỏi han những câu hỏi đơn giản để phục hồi dần trí nhớ. Để phòng viêm đường tiết niệu, cần cho người bệnh uống đủ nước, có thể bổ sung nước ép hoa quả, sinh tố; cho người bệnh đi vệ sinh 2-3h/lần; không nhịn tiểu; sau khi tiểu tiện vệ sinh sạch sẽ.

Điều trị bệnh

Như đã nói, đây là căn bệnh không thể chữa khỏi, khi não đã teo, các tế bào thần kinh mất đi thì không thể hồi phục được, chỉ có thể ngăn chặn không cho các triệu chứng bệnh nặng hơn. Có vài biện pháp được sử dụng trong chăm sóc người bệnh:

– Chế độ dinh dưỡng: việc điều trị chủ yếu bổ sung các vitamin và khoáng chất nhằm duy trì khả năng hoạt động của não, các vitamin nhóm A, B, multivitamin thường được chỉ định, đặc biệt trong trường hợp teo não có liên quan đến thiếu vitamn B12 thì cần đặc biệt bổ sung loại vitamin này. Uống đủ nước, nạp thêm các loại nước ép có khả năng sát khuẩn đường tiểu như cam, chanh,, để hạn chế nhiễm trùng đường tiểu ở bệnh nhân có nguy cơ.

– Tâm lý trị liệu: nên cho người bệnh tham gia các hoạt động trí não thường xuyên như đọc sách báo, xem tivi, các trò chơi giải trí trí tuệ…

– Vật lý trị liệu: khuyến khích người bệnh tham gia các hoạt động thể chất, vận động phù hợp với thể lực bản thân, vừa nâng cao thể trạng, vừa có tác dụng tốt cho tuần hoàn máu não…

– Chế độ sinh hoạt hợp lý: cần phải duy trì và đảm bảo chế độ sinh hoạt ăn, ngủ, làm việc, vận động khoa học và hợp lý cho người bệnh để tránh làm tình trạng bệnh nặng hơn, hạn chế stress, mất ngủ…

Mất ngủ ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể?

Nếu không ngủ đủ giấc, về lâu về dài sẽ gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe:

  • Làm teo não: Công bố về việc não teo 25% nếu mất ngủ triền miên của tạp chí Neuroscience (Mỹ) hoàn toàn là sự thật. Thậm chí, những tổn thương não do mất ngủ rất khó hoặc không thể nào phục hồi lại được.
  • Ảnh hưởng đến cảm xúc và làm rối loạn tâm lý: Bị mất ngủ triền miên và lâu ngày sẽ khiến người bệnh rơi vào vòng luẩn quẩn của những suy nghĩ tiêu cực, tăng lo âu, có thể dẫn đến tình trạng trầm cảm, suy nhược thần kinh, kém giao tiếp xã hội.
  • Dễ tăng cân và béo phì: Không thể ngủ được vào ban đêm nên nhiều người đã tìm đến những biện pháp để giết thời gian, ăn đêm chính là một trong những số đó. Ăn đêm nhiều khiến cơ thể dư thừa dinh dưỡng và những chất béo không tốt, dẫn đến tình trạng béo phì.
  • Ảnh hưởng đến da dẻ: Khi ngủ không đủ giấc, hormone cortisol được tiết ra làm phá vỡ cấu trúc collagen khiến làn da kém mịn màng và không săn chắc. Ngoài ra, còn gây nên tình trạng da trở nên khô, tối màu, sạm nám và chảy xệ.
  • Nguy cơ mắc các chứng bệnh ung thư như ung thư đại tràng và ung thư vú.
  • Đe dọa đến hệ tim mạch: Ngủ không liền mạch hoặc khó ngủ sẽ khiến hệ thần kinh căng thẳng, hoạt động quá tải, dẫn đến tạo áp lực cho tim, làm nhịp tim và huyết áp tăng cao.

Não teo 25% nếu mất ngủ triền miên có thật không?

Đây là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn trong thời gian gần đây, bên cạnh một vài thắc mắc khác về teo não như ăn hạt hướng dương bị teo não hay ăn hạt hướng dương có bị teo não không.

Tạp chí Neuroscience của Mỹ đã đưa ra một công bố về việc não teo 25% nếu mất ngủ triền miên. Đây hoàn toàn là sự thật. Vấn đề mất ngủ gây teo não cũng đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu.

Thật hay giả: Não teo 25% nếu mất ngủ triền miên? 3Não teo 25% nếu mất ngủ triền miên là hoàn toàn có khả năng xảy ra

Các chuyên gia đến từ Trường Y sau đại học Duke-NUS của Singapore đã tiến hành cuộc nghiên cứu trên 66 người lớn tuổi, sử dụng công nghệ MRI quét cộng hưởng từ, cũng như những khảo sát về giấc ngủ. Cụ thể hơn là những người tình nguyện tham gia đã được đo khối lượng não và trải qua kiểm tra, đánh giá chức năng thần kinh – tâm lý 2 năm một lần. Bên cạnh đó, thời gian ngủ hằng ngày của họ cũng đã được ghi lại.

Kết quả, ở những người có thời gian ngủ ít hơn, diễn ra tình trạng não thất phình rộng nhanh hơn và sự suy thoái về nhận thức. Phát hiện này cho thấy ngủ ít làm đẩy nhanh dấu hiệu của sự lão hóa não, nói cách khác là tình trạng thiếu ngủ đã khiến não bị teo lại.

Suy nhược thần kinh mất ngủ là bệnh gì?

Suy nhược thần kinh mất ngủ là bệnh lý khiến người bệnh bị rối loạn về giấc ngủ, khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ chập chờn, không sâu giấc. Căn bệnh này gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt thường ngày của người mắc phải.

Suy nhược thần kinh mất ngủ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe
Suy nhược thần kinh mất ngủ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe

Suy nhược thần kinh mất ngủ được chia làm 2 loại chính:

  • Cấp tính: Tình trạng người bệnh bị suy nhược thần kinh, mất ngủ trong một thời gian ngắn, có thể xảy ra trong vài ngày hoặc vài tuần rồi biến mất.
  • Mạn tính: Khi bị mất ngủ mãn tính, tình trạng mất ngủ có thể kéo dài liên tục trong thời gian dài.

Theo thống kê của Học viện Y học giấc ngủ Mỹ, trung bình có 15 – 35% người trưởng thành từng bị mất ngủ cấp tính và có đến 10% người trưởng thành mắc chứng mất ngủ mạn tính. Các bác sĩ, chuyên gia khuyến cáo ngay khi xuất hiện các triệu chứng mất ngủ, người bệnh cần có biện pháp khắc phục, điều trị kịp thời, tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe về lâu dài.

Triệu chứng bệnh suy nhược thần kinh mất ngủ

Người bị mất ngủ do suy nhược thần kinh thường gặp phải các triệu chứng sau:

  • Thường xuyên có cảm giác tỉnh táo khi đi ngủ, trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ.
  • Dễ tỉnh giấc nhưng rất khó ngủ trở lại.
  • Ngủ muộn, thức sớm, có cảm giác mệt mỏi khi thức dậy.
  • Không có cảm giác khỏe mạnh, sảng khoái hơn sau giấc ngủ.
  • Lờ đờ, mệt mỏi, hay ngáp và có cảm giác thèm ngủ vào ban ngày.
  • Tâm lý bất ổn, luôn trong trạng thái khó chịu, lo âu, trầm cảm.
  • Nhức đầu, gặp khó khăn trong việc tập trung, ghi nhớ, ảnh hưởng tới công việc, sinh hoạt.

Xem thêm: Suy Nhược Thần Kinh Có Nguy Hiểm Không, Làm Sao Để Đẩy Lùi Bệnh?

Nguyên nhân dẫn tới suy nhược thần kinh mất ngủ

Suy nhược thần kinh mất ngủ xảy ra chủ yếu do hiện tượng suy giảm chất dẫn truyền thần kinh serotonin. Đây là một loại hormone giúp điều chỉnh cảm xúc, tâm trạng của con người. Khi các tế bào thần kinh không được cung cấp đủ máu, oxy và chất dinh dưỡng, chúng sẽ trở nên căng thẳng, không thể bước vào trạng thái thư giãn, nghỉ ngơi, ảnh hưởng nghiêm trọng tới giấc ngủ.

Nếu không được xử lý kịp thời, mất ngủ kéo dài có thể gây tàn phá não, ảnh hưởng tới khả năng suy nghĩ, điều chỉnh cảm xúc. Đây là nguyên nhân dẫn tới mất ngủ nghiêm trọng hơn. Chính vì thế, ngay khi có các dấu hiệu mất ngủ, căng thẳng thần kinh, hãy liên hệ ngay bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, khắc phục bệnh kịp thời.

Suy nhược thần kinh mất ngủ khiến người bệnh căng thẳng
Suy nhược thần kinh mất ngủ khiến người bệnh căng thẳng

Suy nhược thần kinh mất ngủ có nguy hiểm không?

Tình trạng suy nhược thần kinh mất ngủ kéo dài sẽ để lại không ít hệ lụy tới sức khỏe của người bệnh. Đồng thời, hiện tượng này còn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng đời sống. Một số hệ lụy bạn có thể gặp phải như sau:

  • Mất tập trung: Mất ngủ khiến não bộ luôn trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, trở nên chậm chạp và khó tập trung, gây cản trở quá trình ghi nhớ, làm việc.
  • Làm giảm hiệu suất của công việc: Theo các chuyên gia, một giấc ngủ trưa ngắn cũng có thể giúp não bộ được thư giãn, lấy lại tinh thần sảng khoái để tiếp tục thực hiện công việc. Tuy nhiên, nếu bạn bị thiếu ngủ thì hoàn toàn ngược lại, hiệu suất công việc sẽ không được đảm bảo.
  • Rối loạn tâm lý: Khi bị thiếu ngủ, những cảm xúc tiêu cực sẽ luôn được sinh ra, khiến người bệnh lúc nào cũng trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, lo âu, cơ thể uể oải, dễ cáu gắt. Nếu không được xử lý kịp thời, bạn có thể mắc phải các bệnh lý như tự kỷ, trầm cảm, rối loạn lo âu,…
  • Gây bệnh tim mạch: Khi người bệnh mất ngủ, hệ thần kinh phải hoạt động mạnh hơn. Lúc này, huyết áp tăng cao, mạch máu co lại và tạo áp lực lên tim. Đồng thời, người bị mất ngủ có thể cần nhiều lượng insulin hơn để ổn định huyết áp. Trường hợp cơ thể không sản xuất insulin kịp thời, hệ tim mạch có thể bị ảnh hưởng xấu.
  • Gây tăng cân, béo phì: Khi người bệnh mất ngủ, các cơ quan hoạt động không ổn định, không có thời gian tái tạo, phục hồi, dẫn đến lượng calo không được tiêu hao, tích tụ độc tố, mỡ thừa trong cơ thể và gây béo phì.
  • Gia tăng nguy cơ ung thư: Khi ngủ, cơ thể sẽ sản sinh ra hormone melatonin có tác dụng chống lại sự phát triển của các tế bào khối u. Vì vậy, nếu bạn thiếu ngủ, nguy cơ mắc bệnh ung thư sẽ tăng cao.

Các cách điều trị suy nhược thần kinh mất ngủ

Để đẩy lùi chứng mất ngủ, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp khác nhau. Trong đó, mẹo dân gian và sử dụng thuốc Tây Y là 2 cách phổ biến, hiệu quả, được nhiều người lựa chọn.

Mẹo dân gian cải thiện chứng mất ngủ

Từ xưa đến nay, ông cha ta đã lưu truyền rất nhiều mẹo vặt chữa suy nhược thần kinh không dùng thuốc từ các nguyên liệu quen thuộc, dễ kiếm, cụ thể như:

  • Cây trinh nữ

Cây trinh nữ được biết đến là loại thảo dược quen thuộc, có công dụng trong việc cải thiện chứng suy nhược cơ thể, đau đầu và khó ngủ.

Cây trinh nữ có khả năng cải thiện chất lượng giấc ngủ
Cây trinh nữ có khả năng cải thiện chất lượng giấc ngủ

Nếu bạn bị mất ngủ do suy nhược thần kinh ngoại biên, hãy sắc 20gr trinh nữ khô cùng 200ml nước, đun cho đến khi lượng nước cô đặc còn 100ml. Sau đó, hãy dùng nước sắc thay cho trà và uống hàng ngày để dễ ngủ hơn.

  • Hoa cúc

Nếu bạn đang bị mất ngủ, đừng bỏ qua trà hoa cúc. Hoa cúc có tác dụng giúp tinh thần thư thái, loại bỏ trạng thái căng thẳng, xoa dịu não bộ, giúp người dùng dễ ngủ hơn. Bên cạnh đó, trà hoa cúc còn có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe như: Tốt cho tim mạch, tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa ung thư.

Mỗi ngày, hãy sắc 2 – 3 bông hoa cúc cùng 200ml nước lọc, đun sôi và uống hàng ngày, vào buổi tối, trước khi đi ngủ chừng 1 tiếng. Bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy thư giãn và ngủ tốt hơn.

  • Tâm sen

Tâm sen vốn được biết đến với công dụng bổ tỳ, dưỡng âm, trị mất ngủ vô cùng hiệu quả. Đó là bởi trong tâm sen có chứa nelumbo và nuciferin – 2 hoạt chất có công dụng giảm triệu chứng căng thẳng, mất ngủ vô cùng hiệu quả.

Cách chữa suy nhược thần kinh mất ngủ bằng tâm sen cũng khá đơn giản, dễ thực hiện. Mỗi ngày, bạn chỉ cần hãm 4 – 10gr tâm sen cùng nước sôi, uống như trà. Tình trạng suy nhược thần kinh mất ngủ sẽ được cải thiện nhanh chóng.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng các mẹo dân gian kể trên chỉ phù hợp với những người bị suy nhược thần kinh mất ngủ mức độ nhẹ. Nếu đã áp dụng các cách trên nhưng vẫn không có hiệu quả, hãy tiến hành thăm khám để được bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp.

Dùng thuốc Tây Y chữa mất ngủ

Trong trường hợp suy nhược thần kinh mất ngủ nghiêm trọng, các bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc Tây Y sau:

  • Các loại thuốc kháng histamin: Dimedrol, Clorpheniramin, Promethazine,…;
  • Thuốc ngủ. thuốc an thần:  Zolpidem, Phenobarbital, Olanzapine, Amisulpride, Quetiapine.
  • Thuốc trầm cảm: Clomipramine, Mirtazapine,…
Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc ngủ, thuốc an thần
Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc ngủ, thuốc an thần

Các loại thuốc kể trên đều có tác dụng giúp thư giãn tinh thần, tâm trạng người bệnh trở nên nhẹ nhõm, thoải mái và dễ ngủ hơn. Tuy nhiên, chúng đều được bác sĩ khuyến nghị sử dụng không quá 3 ngày.

Việc lạm dụng các loại thuốc trên, uống quá liều lượng, thời gian quy định có thể khiến người bệnh bị phụ thuộc vào thuốc, gặp phải các tác dụng phụ như: Đau đầu, chóng mặt, rối loạn chuyển hóa, buồn nôn,… Do đó, cần tuyệt đối tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ khi muốn sử dụng những thuốc này.

Trong cuộc sống hiện đại, ngày càng nhiều người phải đối mặt với chứng mất ngủ kéo dài do suy nhược thần kinh. Dù họ đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau nhưng không đem lại hiệu quả như mong muốn. Để giải quyết tận gốc tình trạng mất ngủ, suy nhược thần kinh thì cần đáp ứng được các mục tiêu:

– Trước mắt: Cải thiện triệu chứng mất ngủ do suy nhược thần kinh gây ra như đau đầu mất ngủ, căng thẳng, mệt mỏi, bồn chồn,…

– Lâu dài cần tăng cường hormone serotonin, tăng cường các chất dinh dưỡng, oxy cho tế bào thần kinh, tăng cường chức năng hoạt động của hệ thần kinh, tăng thời gian cho hệ thần kinh được nghỉ ngơi.

Trên thực tế, khi đối diện với tình trạng mất ngủ, nhiều người luôn tìm đến thuốc an thần gây ngủ, đa phần các thuốc này đều có tác dụng ức chế hoạt động hệ thần kinh, đưa cơ thể vào trạng thái buồn ngủ. Tuy nhiên, việc lạm dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ, lệ thuộc thuốc, nhờn thuốc, gây tổn hại sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, đây chỉ là giải pháp cải thiện triệu chứng tạm thời, mà chưa tác động đến nguyên nhân gốc rễ là sự suy giảm hormone serotonin (hormone điều hòa giấc ngủ và tâm trạng).

Chính vì vậy, muốn cải thiện chứng mất ngủ do suy nhược thần kinh, thì vấn đề đặt ra là cần tăng cường chất dẫn truyền thần kinh serotonin, tăng cường chất dinh dưỡng, lưu thông máu lên hệ thần kinh. Đồng thời cần kết hợp với các biện pháp thay đổi lối sống theo hướng tích cực hơn và tăng cường hoạt động xã hội như:

– Cố gắng giảm thiểu hoặc tránh các yếu tố gây ra căng thẳng như: Xung đột gia đình, mâu thuẫn nơi làm việc,… bằng cách thường xuyên chia sẻ, tâm sự với bạn bè và người thân những vấn đề trong công việc cũng như cuộc sống mà bạn đang mắc phải.

– Luôn giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái với mọi người xung quanh.

– Sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên giúp hỗ trợ đẩy lùi chứng mất ngủ do suy nhược thần kinh.

Điều trị suy nhược thần kinh bằng OXY cao áp

Như chúng ta đã biết, đột quỵ não đang là 1 trong 5 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật ở người trưởng thành. Trong đó, nhồi máu não chiếm khoảng 80 % các trường hợp đột quỵ não. Việc điều trị các trường hợp này có nhiều phương pháp như can thiệp nội mạch để hút khối máu tụ ở các động mạch lớn như động mạch não giữa, động mạch thân nền…, phương pháp tiêu sợi huyết, cả 2 phương pháp này đòi hỏi bệnh nhân phải nhập viện sớm ít nhất trướctừ 1 – 3 giờ đồng hồ. Điều nầy rất khó vì bệnh nhân (BN) thường nhập viện muộn hơn thời gian này, nên hiệu quả của các phương pháp điều trị trên thực sự còn nhiều hạn chế,
Ngoài các phương pháp nội khoa thông thường, hiện nay nhiều nước tiên tiến đã sử dụng phương pháp điều trị bằng oxy cao áp với kết quả khá tốt.

Ở nước ta Trung tâm Y học dưới nước và ô xy cao áp, thuộc Viện Y học biển Việt Nam đã triển khai công nghệ hồi sức bằng ô xy cao áp từ năm 2007 và ngay lập tức đã chứng minh được hiệu quả của phương pháp điều trị này và mang lại những kết quả ngoài cả sự mong đợi. Đến nay sau 15 năm phát triển công nghệ này, Hàng ngàn BN tai biết mạch não, đặc biệt là nhồi máu não, phù não tổn thương não do treo cổ, ngộ độc các khí độc đã được điều trị thành công mỹ mãn, nhiều BN đã được giành lại sự sống từ tay “thần chết”. Dưới đây là 2 trong số hàng ngàn BN đã được cứu sống nhờ công nghệ Hồi sức cao áp.
Ngày 25 tháng 12 vừa qua Viện Y học biển đã tiếp nhận 2 trường hợp bệnh nhân nhồi máu não đến sớm trước 3 giờ, BN đã được cấp cứu và điều trị hồi sức tích cực bằng trị liệu oxy cao áp đã mang lại kết quả hết sức khả quan:

  •  Trường hợp thứ nhất: là một bệnh nhân nữ 73 tuổi, tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu. Bệnh nhân được phát hiện sớm vào giờ thứ 3 của bệnh, được đưa đến viện trong tình trạng: lơ mơ, tiếp xúc chậm, đau đầu, yếu 2 chân và đái ỉa không tự chủ, HA tăng cao 170/90mmHg.
    Bệnh nhân được xử lý cấp cứu sơ bộ, kiểm soát huyết áp, đồng thời nhanh chóng làm các xét nghiệm cần thiết. Kết quả chụp CLVT sọ não cho thấy Hình ảnh nhồi máu não mới bao trong hai bên. Bệnh nhân ngay lập tức được hội chẩn với các chuyên gia Y học cao áp của Trung tâm Y học dưới nước và ÔXCA và được chỉ định chạy cấp cứu theo phác đồ VINMAM 2 với áp suất 2,5 ATA. Sau ca điều trị đầu tiên bệnh nhân tuy còn yếu nhẹ 2 chân, BN đã tỉnh táo trở lại, đỡ đau đầu, trương lực cơ phục hồi 4/5. Hiện tại bệnh nhân đang tiếp tục được điều trị hàng ngày bằng oxy cao áp với phác đồ VINIMAM 3, áp suất từ 2,5 ATA, những ngày sau duy trì theo phác đồ VINIMAM 1 cho đến khi xuất viện.
  • Trường hợp thứ 2: là một bệnh nhân nam 53 tuổi, vào viện vì yếu nửa người phải ngày thứ nhất của bệnh. Ngày vào viện, bệnh nhân xuất hiện cơn tăng huyết áp, nóng bừng mặt, đau đầu. Sau đó, bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng: đau đầu nhiều, liệt nửa người phải cơ lực 2/5. Bệnh nhân nhanh chóng được chụp CLVT sọ não, kết quả có hình ảnh nhồi máu não mới, BN được chẩn đoán: Cơn tăng huyết áp biến chứng nhồi máu não. Các chuyên gia Y học cao áp đã khám và quyết định điều trị cho BN bằng Hồi sức cao áp, bằng phác đồ VINMAM 3 với áp suất 2,5 ATA cho bệnh nhân. Chỉ sau ca điều trị đầu tiên: BN hết đau đầu, HA: 140/90 mmHg. Điều đặc biệt là tình trạng yếu nửa người phải của BN cải thiện rõ, cơ lực 4/5 và tự đi lại được, những ngày sau duy trì theo phác đồ VINIMAM 1 cho đến khi xuất viện.

Ô xy cao áp đạt hiệu quả cao trong điều trị đợt quỵ 

Như vậy có thể thấy, thời gian chỉ định cấp cứu của trị liệu oxy cao áp rộng rãi hơn so với các phương pháp điều trị khác, lại ít tác dụng phụ, đồng thời đem lại kết quả tốt. Các trường hợp nhồi máu não đều dẫn đến nguyên nhân thiếu oxy não do các cục huyết khối gây tắc động mạch não dẫn đến giảm lưu lượng tuần hoàn não, não bị rơi vào tình trạng thiếu ô xy cấp tính gây nên tổn thương mô não. Khi bệnh nhân được điều trị kịp thời bằng phác đồ hồi sức trong điều kiện ô xy cao áp, lượng oxy hoàn tan trong huyết tương tăng gấp 10-13 lần so với việc thở oxy trong môi trường đẳng áp. Khi phân áp oxy tăng lên, tăng khả năng khuếch tán của oxy đến các mô, đặc biệt là mô não đang bị tổn thương tăng lên rất nhiều lần, giúp khôi phục tuần hoàn não, cải thiện các triệu chứng lâm sàng một cách rõ rệt.

Thực tế, trong rất nhiều năm qua, Trung tâm Y học dưới nước và oxy cao áp, dưới sự dẫn dắt của GS.TS Nguyễn Trường Sơn GĐ Trung tâm, chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực Y học biển, Y học dưới nước và Ô xy cao áp đã cấp cứu, điều trị có hiệu quả cho hàng ngàn bệnh nhân bị nhồi máu não. Bên cạnh đó, những bệnh nhân sau khi điều trị bằng oxy cao áp cũng cảm thấy thoải mái về tâm lý, giảm bớt sang chấn tinh thần sau đột quỵ, điều mà hầu hết các phương pháp điều trị khác chưa làm được.

Điều trị đột quỵ bằng phương pháp trị liệu ô xy cao áp

Trung tâm Y học dưới nước và ô xy cao áp, Viện Y học biển đang nỗ lực không ngừng, với mong muốn đem lại những kết quả điều trị tốt nhất cho bệnh nhân. Hy vọng sẽ có nhiều bệnh nhân nhồi máu não được tiếp cận và điều trị bằng oxy cao áp. Hiện nay, nhiều trung tâm ô xy cao áp trong cả nước đã được Viện YHB chuyển giao kỹ thuật này.

Tổng quan về hiện tượng mất ngủ do thiếu oxy.

1.1. Thế nào là thiếu oxy khi ngủ?

Thiếu oxy khi ngủ là hiện tượng gây giảm OXY và tăng khí CO2 trong máu. Nó sẽ hoạt hóa thần kinh giao cảm gây co mạch. Đồng thời nó làm tăng nhịp tim, suy tim sung huyết, rối loạn nhịp tim. Các triệu chứng này làm tăng huyết áp. Và gia tăng tổng số đợt ngưng thở khi ngủ. Số lần ngưng thở khi ngủ càng nhiều thì tỷ lệ bệnh tim mạch càng cao dễ dẫn đến nguy cơ tử vong,

1.2. Nguyên nhân thiếu oxy khi ngủ.

Bất cứ ai cũng có thể bị chứng thiếu oxy khi ngủ. Nhưng đối với những người trên 65 tuổi thì triệu chứng này xuất hiện nhiều hơn. Nó cũng đặc biệt phổ biến ở những người thừa cân. Các nguyên nhân gây nên hiện tượng này là:

♦ Do trọng lượng: Hơn một nửa số những người bị thiếu oxy khi ngủ tắc nghẽn là thừa cân. Bởi vì chất béo và đường hô hấp trên có thể cản trở hơi thở.

♦ Do kích thước cổ: Kích thước của cổ có thể cho thấy có hay không có nguy cơ ngưng thở khi ngủ. Bởi cổ dày có thể thu hẹp đường thở và là một dấu hiệu cho thấy trọng lượng dư thừa. Chu vi vòng cổ lớn hơn 17 inch (43 cm) đối với nam và 15 inch (38 cm) với phụ nữ được kết hợp với tăng nguy cơ thiếu oxy khi ngủ tắc nghẽn.

♦ Tăng huyết áp: Thiếu oxy khi ngủ tương đối phổ biến ở những người bị tăng huyết áp.

♦ Nghẹt mũi kinh niên: Thiếu oxy khi ngủ thường xuyên xảy ra ở những người có nghẹt mũi vào ban đêm. Và tỷ lệ mắc gấp hai lần ở người nghẹt mũi kinh niên. Điều này có thể là do đường hô hấp thu hẹp

♦ Ngoài ra các người có bệnh tiểu đường, hút thuốc lá, sau khi mãn kinh…. Cũng thường xuyên bị triệu chứng thiếu oxy khi ngủ.

2. Phương pháp điều trị mất ngủ bằng oxy cao áp.

Thực chất của bệnh này là thiếu oxy cung cấp cho não . Nhu cầu oxy của não rất lớn . Não chỉ chiếm khoảng 1/50 khối lượng cơ thể nhưng cần sử dụng tới 1/4 lượng oxy cơ thể nhận được. Khi thiếu oxy sinh lý não bị rối loạn không chỉ ảnh hưởng tới khả năng làm việc mà cả nghỉ ngơi ( giấc ngủ ) của não cũng không được bình thường .

Để có giấc ngủ tự nhiên cần tạo điều kiện sinh lý não bình thường , bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng nhất là oxy cho não . Có nhiều cách đáp ứng nhu cầu này : tạo cuộc sống trong môi trường trong lành , dùng thuốc tăng tuần hoàn não , tập yoga… nhưng hiệu quả hơn cả là dùng oxy cao áp .

Oxy cao áp không chỉ tăng khả năng vận chuyển oxy của máu , cung cấp nhanh đủ , kịp thời nhu câu oxy cho cơ thể nói chung , cho não nói riêng mà còn có tác dụng điều hòa vận mạch, làm mạch máu thông suốt hơn .

3. Các loại buồng oxy cao áp sử dụng nhiều nhất trong điều trị mất ngủ.

3.1. Buồng điều trị oxy cao áp đơn.

Buồng điều trị oxy cao áp đơn là loại buồng được sử dụng cho 1 người lớn hoặc 1 người lớn điều trị cùng 1 trẻ nhỏ. Đây là loại buồng được sử dụng để cung cấp oxy tinh khiết ở áp lực cao lên đến 3ATA cho bệnh nhân.

3.2. Buồng điều trị oxy cao áp dùng cho 6 người.

Buồng điều trị oxy cao áp dùng cho 6 người. Là loại buồng có sức chưa 6 vị trí ngồi ở buồng chính và 2 vị trí ngồi ở buồng phụ. Loại buồng này được thiết kế để thực hiện liệu pháp điều trị bằng áp lực lên tới 3 ATA. Nó cung cấp oxy cho bệnh nhân nhờ hệ thống cấp khí chuẩn BIBS.

Nội dung hide

Thoát khỏi ung thư

Tự chữa khỏi ung thư, rất nhiều liệu pháp, phác đồ điều trị ung thư đã được áp dụng và gần đây Cần sa y tế đã được sử dụng như một liệu pháp điều trị ung thư vô cùng hiệu quả. Mời bạn đón đọc các bài viết về cách phòng tránh ung thư, bài thuốc hay chữa ung thư và các sử dụng tinh dầu CBD trong điều trị ung thư . CBD là một chiết suất từ cây gai dầu, hoàng toàn không gây hiệu ứng tâm lý và an toàn cho người bệnh.
Back to top button